Content-Length: 354694 | pFad | https://vi.wikipedia.org/wiki/Heli

Heli – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Heli

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Heli, 2He
Tính chất chung
Tên, ký hiệuHeli, He
Phiên âm/ˈhliəm/ HEE-lee-əm
Hình dạngKhí không màu, có ánh sáng màu xám, đục (hoặc màu đỏ cam nếu sử dụng điện áp đặc biệt cao) khi đặt trong điện trường.
Heli trong bảng tuần hoàn
Hydro (diatomic nonmetal)
Heli (noble gas)
Lithi (alkali metal)
Beryli (alkaline earth metal)
Bor (metalloid)
Carbon (polyatomic nonmetal)
Nitơ (diatomic nonmetal)
Oxy (diatomic nonmetal)
Fluor (diatomic nonmetal)
Neon (noble gas)
Natri (alkali metal)
Magnesi (alkaline earth metal)
Nhôm (post-transition metal)
Silic (metalloid)
Phosphor (polyatomic nonmetal)
Lưu huỳnh (polyatomic nonmetal)
Chlor (diatomic nonmetal)
Argon (noble gas)
Kali (alkali metal)
Calci (alkaline earth metal)
Scandi (transition metal)
Titani (transition metal)
Vanadi (transition metal)
Chrom (transition metal)
Mangan (transition metal)
Sắt (transition metal)
Cobalt (transition metal)
Nickel (transition metal)
Đồng (transition metal)
Kẽm (transition metal)
Gali (post-transition metal)
Germani (metalloid)
Arsenic (metalloid)
Seleni (polyatomic nonmetal)
Brom (diatomic nonmetal)
Krypton (noble gas)
Rubidi (alkali metal)
Stronti (alkaline earth metal)
Yttri (transition metal)
Zirconi (transition metal)
Niobi (transition metal)
Molypden (transition metal)
Techneti (transition metal)
Rutheni (transition metal)
Rhodi (transition metal)
Paladi (transition metal)
Bạc (transition metal)
Cadmi (transition metal)
Indi (post-transition metal)
Thiếc (post-transition metal)
Antimon (metalloid)
Teluri (metalloid)
Iod (diatomic nonmetal)
Xenon (noble gas)
Caesi (alkali metal)
Bari (alkaline earth metal)
Lantan (lanthanide)
Ceri (lanthanide)
Praseodymi (lanthanide)
Neodymi (lanthanide)
Promethi (lanthanide)
Samari (lanthanide)
Europi (lanthanide)
Gadolini (lanthanide)
Terbi (lanthanide)
Dysprosi (lanthanide)
Holmi (lanthanide)
Erbi (lanthanide)
Thulium (lanthanide)
Ytterbi (lanthanide)
Luteti (lanthanide)
Hafni (transition metal)
Tantal (transition metal)
Wolfram (transition metal)
Rheni (transition metal)
Osmi (transition metal)
Iridi (transition metal)
Platin (transition metal)
Vàng (transition metal)
Thuỷ ngân (transition metal)
Thali (post-transition metal)
Chì (post-transition metal)
Bismuth (post-transition metal)
Poloni (metalloid)
Astatin (diatomic nonmetal)
Radon (noble gas)
Franci (alkali metal)
Radi (alkaline earth metal)
Actini (actinide)
Thori (actinide)
Protactini (actinide)
Urani (actinide)
Neptuni (actinide)
Plutoni (actinide)
Americi (actinide)
Curium (actinide)
Berkeli (actinide)
Californi (actinide)
Einsteini (actinide)
Fermi (actinide)
Mendelevi (actinide)
Nobeli (actinide)
Lawrenci (actinide)
Rutherfordi (transition metal)
Dubni (transition metal)
Seaborgi (transition metal)
Bohri (transition metal)
Hassi (transition metal)
Meitneri (unknown chemical properties)
Darmstadti (unknown chemical properties)
Roentgeni (unknown chemical properties)
Copernici (transition metal)
Nihoni (unknown chemical properties)
Flerovi (post-transition metal)
Moscovi (unknown chemical properties)
Livermori (unknown chemical properties)
Tennessine (unknown chemical properties)
Oganesson (unknown chemical properties)
-

He

Ne
HydroHeliLithi
Số nguyên tử (Z)2
Khối lượng nguyên tử chuẩn (Ar)4,002602(2)[1]
Phân loại  khí hiếm
Nhóm, phân lớp18s
Chu kỳChu kỳ 1
Cấu hình electron1s2
mỗi lớp
2
Tính chất vật lý
Màu sắcKhông màu
Trạng thái vật chấtChất khí
Nhiệt độ nóng chảy(với 2,5 MPa) 0,95 K ​(−272,20 °C, ​−457,96 °F)
Nhiệt độ sôi4,22 K ​(−268,93 °C, ​−452,07 °F)
Mật độ0,1786 g/L (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Mật độ ở thể lỏngở nhiệt độ nóng chảy: 0,145 g·cm−3
Điểm tới hạn5.1953 K, 0.22746 MPa
Nhiệt lượng nóng chảy0,0138 kJ·mol−1
Nhiệt bay hơi0.0829 kJ·mol−1
Nhiệt dung5R/2 = 20,786 J·mol−1·K−1
Áp suất hơi (được xác định bởi ITS-90)
P (Pa) 1 10 100 1 k 10 k 100 k
ở T (K) 1,23 1,67 2,48 4,21
Tính chất nguyên tử
Trạng thái oxy hóa0
Độ âm điệnKhông có dữ liệu (Thang Pauling)
Năng lượng ion hóaThứ nhất: 2372,3 kJ·mol−1
Thứ hai: 5250,5 kJ·mol−1
Bán kính liên kết cộng hóa trị28 pm
Bán kính van der Waals140 pm
Thông tin khác
Cấu trúc tinh thể
Hệ tinh thể lục phương (kết chặt)
Vận tốc âm thanh972 m·s−1
Độ dẫn nhiệt0,1513 W·m−1·K−1
Tính chất từNghịch từ[2]
Số đăng ký CAS7440-59-7
Lịch sử
Đặt tênTheo tên Helios, vị thần Mặt Trời của Hy Lạp.
Phát hiệnPierre Janssen, Norman Lockyer (1868)
Tách ra lần đầuWilliam Ramsay, Per Teodor Cleve, Abraham Langlet (1895)
Đồng vị ổn định nhất
Bài chính: Đồng vị của Heli
Iso NA Chu kỳ bán rã DM DE (MeV) DP
3He 0.000137%* 3He ổn định với 1 neutron
4He 99.999863%* 4He ổn định với 2 neutron
  • Theo tiêu chuẩn khí quyển, có thể thay đổi theo vị trí.

Helinguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Hesố hiệu nguyên tử bằng 2, nguyên tử khối bằng 4. Tên của nguyên tố này bắt nguồn từ Helios, tên của thần Mặt Trời trong thần thoại Hy Lạp, do nguồn gốc nguyên tố này được tìm thấy trong quang phổ trên Mặt Trời.

Thuộc tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Heli có điểm sôi thấp nhất trong tất cả các nguyên tố và chỉ có thể đông đặc dưới áp suất rất cao. Nguyên tố này thường thường là khí đơn nguyên tử và về mặt hoá học nó là trơ.

Sự phổ biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Heli là nguyên tố nhiều thứ hai trong vũ trụ sau hydro. Trong khí quyển Trái Đất, mật độ heli theo thể tích là 5,2 x 10−6 tại mực nước biển và tăng dần đến độ cao 24 km, chủ yếu là do phần lớn heli trong bầu khí quyển Trái Đất đã thoát ra ngoài khoảng không gian vũ trụ vì tỷ trọng thấp và tính trơ của nó. Có một lớp trong bầu khí quyển Trái Đất ở độ cao khoảng 1.000 km mà ở đó heli là chất khí chủ yếu (mặc dù tổng áp suất gây ra là rất nhỏ).

Heli là nguyên tố phổ biến thứ 71 trong vỏ Trái Đất, chiếm tỷ lệ 8 x 10−9, còn trong nước biển chỉ có 4 x 10−12. Nói chung, nó hình thành từ sự phân rã phóng xạ của các nguyên tố, do vậy người ta có thể tìm thấy heli trong các mỏ khoáng chất chứa urani, thori v.v và trong vài loại nước khoáng cũng như khí phun trào núi lửa. Heli tồn tại trong nhiều loại khí tự nhiên.

Đồng vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Heli có 9 đồng vị, nhưng chỉ heli-3heli-4bền. Trong khí quyển Trái Đất, trong một triệu nguyên tử 4
He
có một nguyên tử 3
He
.[3] Không giống như các nguyên tử khác, sự phổ biến của các đồng vị heli thay đổi tùy theo nguồn gốc, do các quá trình hình thành khác nhau. Đồng vị phổ biến nhất, heli-4, được tạo ra trên Trái Đất từ phân rã alpha của các nguyên tố phóng xạ nặng hơn; các hạt alpha sinh ra bị ion hóa hoàn toàn thành hạt nhân heli-4. Heli-4 là hạt nhân ổn định bất thường do các nucleon được sắp xếp vào lớp vỏ đầy đủ. Nó cũng được tạo ra với số lượng lớn trong tổng hợp hạt nhân Big Bang.[4]

Heli-3 có chỉ có mặt trên Trái Đất ở dạng dấu vết; đa số trong đó có từ lúc hình thành Trái Đất, mặc dù một số rơi vào Trái Đất trong bụi vũ trụ.[5] Một lượng vết cũng được tạo ra từ phân rã beta của triti.[6] Các đá trong vỏ Trái Đất có các tỉ lệ đồng vị thay đổi khoảng 1/10, và các tỉ lệ này có thể được dùng để khảo sát nguồn gốc của các đá và thành phần lớp phủ của Trái Đất.[7] 3
He
phổ biến hơn trong các ngôi sao ở dạng sản phẩm của phản ứng tổng hợp hạt nhân. Do đó trong môi trường liên sao, tỉ lệ 3
He
so với 4
He
cao khoảng 100 lần so với trên Trái Đất.[8] Các vật liệu ngoài hành tinh như tầng phong hóa của Mặt Trăng và tiểu hành tinh có heli-3 ở dạng vết, chúng được hình thành từ sự bắn phá của gió Mặt Trời. Bề mặt Mặt Trăng chứa heli-3 với nồng độ 0.01 ppm.[9][10] Một số người, đầu tiên là Gerald Kulcinski năm 1986,[11] đã đề xuất thám hiểm Mặt Trăng, khai thác lớp phong hóa Mặt Trăng và sử dụng heli-3 trong phản ứng tổng hợp hạt nhân.

Heli-4 hóa lỏng có thể được làm lạnh ở khoảng 1 kelvin bằng làm lạnh bay hơi trong 1-K pot. Cách làm lạnh tương tự cũng áp dụng cho heli-3, đồng vị này có điểm sôi thấp hơn nên có thể lạnh ở 0,2 kelvin trong tủ lạnh heli-3. Hỗn hợp cân bằng của 3
He
4
He
lỏng dưới 0,8 K tách thành hai pha không trộn lẫn do sự khác biệt của chúng (chúng tên theo các thống kê lượng tử khác nhau: các nguyên tử heli-4 tuân theo boson trong khi heli-3 tuân theo fermion).[12] Tủ lạnh pha loãng sử dụng tính không hòa trộn này để đạt được nhiệt độ vài milimét.

Nó có thể tạo ra các đồng vị heli ngoại lai, mà chúng có thể phân rã nhanh chóng thành các chất khác. Đồng vị heli nặng tồn tại ngắn nhất là heli-5 có chu kỳ bán rã 7,6×10–22 giây. Heli-6 phân rã bằng cách phát ra hạt beta và có chu kỳ bán rã 0,8 giây. Heli-7 cũng phát ra hạt beta cũng như tia gamma. Heli- và heli-8 được tạo ra trong các phản ứng hạt nhân nhất định.[13] Heli-6 và heli-8 thể hiện là một nuclear halo. Heli-2 (2 proton, không có neutron) là một đồng vị phóng xạ phân rã bằng phát xạ proton thành proti (hydro), có chu kỳ bán rã 3×10–27 giây.[12]

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Heli được dùng để đẩy các bóng thám khôngkhí cầu nhỏ do tỷ trọng riêng nhỏ hơn tỷ trọng của không khí và như chất lỏng làm lạnh cho nam châm siêu dẫn.

Đồng vị Heli 3 có nhiều trong gió mặt trời nhưng mà phần lớn chúng bị từ trường của Trái Đất đẩy ra. Người ta đang nghiên cứu khai thác Heli-3 trên Mặt Trăng để sử dụng như một nguồn năng lượng rất tiềm năng.

Làm cho giọng nói trở nên thay đổi (trở nên cao hơn). Do heli nhẹ hơn không khí rất nhiều nên trong khí heli, tốc độ của âm thanh nhanh hơn tới 3 lần trong không khí, lên tới 927 m/s. Khi hít khí heli, trong vòm họng bạn tràn ngập khí ấy. Do đó, tần số giọng nói sẽ biến đổi, tăng lên rất nhiều và tất yếu khiến giọng bạn cao và trong hơn. Tuy nhiên, do hàm lượng khí heli trong bóng bay thấp nên "giọng nói chipmunk" chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn, rồi trở về bình thường.

Heli được sử dụng làm khí bảo vệ trong hàn kim loại như hàn TIG.

Heli khi được làm lạnh sẽ sôi rất mạnh. Vào năm 1930, khi người ta hạ nhiệt độ xuống 2 K (-271,15⁰C), heli lỏng ngừng sôi và trở thành heli siêu lỏng với những tính chất kì lạ. Nó có thể rò qua cốc đựng và đi ngược chiều trọng lực như một chất lỏng không có độ nhớt.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trọng lượng nguyên tử tiêu chuẩn: Heli”.CIAAW.1983
  2. ^ Magnetic susceptibility of the elements and inorganic compounds Lưu trữ 2012-01-12 tại Wayback Machine, in Handbook of Chemistry and Physics 81st edition, CRC press.
  3. ^ Emsley, John (2001). Nature's Building Blocks. Oxford: Oxford University Press. tr. 175–179. ISBN 0-19-850341-5.
  4. ^ Weiss, Achim. “Elements of the past: Big Bang Nucleosynthesis and observation”. Max Planck Institute for Gravitational Physics. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.; Coc, Alain; Vangioni-Flam, Elisabeth; Descouvemont, Pierre; Adahchour, Abderrahim; Angulo, Carmen (2004). “Updated Big Bang Nucleosynthesis confronted to WMAP observations and to the Abundance of Light Elements”. Astrophysical Journal. 600 (2): 544. arXiv:astro-ph/0309480. Bibcode:2004ApJ...600..544C. doi:10.1086/380121.
  5. ^ Anderson, Don L.; Foulger, G. R.; Meibom, A. (ngày 2 tháng 9 năm 2006). “Helium Fundamentals”. MantlePlumes.org. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Novick, Aaron (1947). “Half-Life of Tritium”. Physical Review. 72: 972–972. doi:10.1103/PhysRev.72.972.2.
  7. ^ Anderson, Don L.; Foulger, G. R.; Meibom, A. (ngày 2 tháng 9 năm 2006). “Helium Fundamentals”. MantlePlumes.org. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2008.
  8. ^ Zastenker G. N. (2002). “Isotopic Composition and Abundance of Interstellar Neutral Helium Based on Direct Measurements”. Astrophysics. 45 (2): 131–142. doi:10.1023/A:1016057812964. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2008.
  9. ^ “Lunar Mining of Helium-3”. Fusion Technology Institute of the University of Wisconsin-Madison. ngày 19 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  10. ^ Slyuta, E. N.; Abdrakhimov, A. M.; Galimov, E. M. (2007). “The estimation of helium-3 probable reserves in lunar regolith” (PDF). Lunar and Planetary Science XXXVIII. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ Hedman, Eric R. (ngày 16 tháng 1 năm 2006). “A fascinating hour with Gerald Kulcinski”. The Space Review. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2008.
  12. ^ a b Hampel, Clifford A. (1968). The Encyclopedia of the Chemical Elements. New York: Van Nostrand Reinhold. tr. 256–268. ISBN 0-442-15598-0.
  13. ^ Clifford A. Hampel (1968). The Encyclopedia of the Chemical Elements. New York: Van Nostrand Reinhold. tr. 256–268. ISBN 0-442-15598-0.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]








ApplySandwichStrip

pFad - (p)hone/(F)rame/(a)nonymizer/(d)eclutterfier!      Saves Data!


--- a PPN by Garber Painting Akron. With Image Size Reduction included!

Fetched URL: https://vi.wikipedia.org/wiki/Heli

Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy