Content-Length: 335448 | pFad | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n

Trần – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Trần

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần
Chữ Trần bằng chữ Hán
Tiếng Việt
Chữ Quốc ngữTrần
Chữ Hán
Tiếng Trung
Chữ Hán
Phồn thể
Giản thể
Trung Quốc đại lụcbính âmchén
Tiếng Nhật
Kanji
Hiraganaちん
Tiếng Triều Tiên
Hangul
Romaja quốc ngữChun, Jin
Hanja

Trần (chữ Hán: ) là một họ người Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore và một số nơi khác trên thế giới. Họ Trần là họ phổ biến nhất tại miền Nam Trung Quốc. Tại Trung Hoa Dân Quốc , đây cũng là họ phổ biến nhất, chiếm 11% dân số.[1] Tại Singapore, họ này thỉnh thoảng được viết với ký tự LatinhChen. Theo tiếng Quảng Đông, họ này cũng được viết với ký tự Latinh là Chan. Một số cách viết Latinh khác (từ các phương ngữ khác nhau) cũng có thể bắt gặp là Tan (ở Malaysia), Tang, Ding (tiếng Phúc Châu), Chin (tiếng Khách Gia, tiếng Nhật: ちん), Chun hay Jin (진) (tiếng Triều Tiên), Zen (giọng Thượng Hải). Họ Trần theo tiếng Hàn là Jin.

Theo lối chiết tự, Trần còn được gọi ẩn dụ là Đông A (do chữ Trần 陳 được ghép từ hai thành phần là Đông (東) và A (阿)). Khi nhà Trần tại Việt Nam giành chiến thắng trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần được gọi là "hào khí Đông A"[2].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh từ họ Trần bắt nguồn từ họ Quy (媯, bính âm: Gūi), một họ Trung Quốc cổ, hậu duệ của vua Thuấn, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế.[3] Khi Chu Vũ Vương thiết lập nhà Chu, ông đã thực thi chính sách Tam Khác (三恪, bính âm: Sān Kè), để thể hiện sự kính trọng đối với ba triều đại trước do Hoàng Đế, Vua Nghiêu, và Vua Thuấn thành lập. Ở đây chữ "khác" (恪) có nghĩa là kính trọng chứ không phải là "khách" như nhiều người lầm tưởng. Theo chính sách này, Chu Vũ Vương dành vùng đất Trần cho cháu 33 đời của vua Thuấn là Quy Mãn thành lập quốc gia riêng gọi là Trần Quốc. Tuy nhiên, về sau, lãnh thổ này bị nước Sở chiếm đóng vào thế kỷ V TCN. Từ đó, những người sống tại đây lấy Trần làm họ của mình.

Vùng đất Trần thời Chu Vũ Vương chính là nơi Quy Mãn, con Ngu Yên, hậu duệ vua Ngu Thuấn được phong vương và khởi sinh họ Hồ tại đây. Vua Chu Vũ Vương sau khi diệt nhà Thương, tìm được Quy Mãn là dòng dõi vua Thuấn và phong cho làm vua nước nước Trần. Sau khi mất, Mãn được phong thụy hiệu là Trần Hồ Công, có nghĩa là Hồ Công của nước Trần. Công là tước, Hồ là thụy hiệu chứ không phải họ, và Trần là tên nước chứ cũng không phải là họ. Bởi vậy nói Trần Hồ Công là họ và tên là một nhầm lẫn. Hậu duệ của Quy Mãn lấy thụy hiệu Hồ làm họ, bởi vậy Quy Mãn mới đích xác là thủy tổ của họ Hồ. Nhiều thứ dân lúc bấy giờ lấy tên nước là Trần làm họ chứ không có liên hệ huyết thống với Quy Mãn. Cũng có thể là một số hậu duệ của Quy Mãn lấy chữ Trần (trong thụy hiệu Trần Hồ Công) làm họ, nhưng theo tổng kết của Thông Chí-Thị Tộc Lược thì khởi nguồn của họ Trần có ba dòng chính là (1) lấy tên nước làm họ, (2) nội tộc đổi thành họ Trần, và (3) ngoại tộc đổi thành họ Trần, chứ không có việc lấy thụy hiệu làm họ (xem văn bản tiếng Hoa của bài Họ Trần này dưới đề mục 起源[4]). Như thế, ở một chừng mực nào đó có thể nói rằng Quy Mãn cũng là thủy tổ của họ Trần.

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Trần xuất hiện tại Việt Nam từ khi nào chưa rõ nhưng trong lịch sử đã có nhiều người Việt Nam mang họ Trần từ trước khi những người mang họ Trần gốc Trung Quốc di cư sang. Tiêu biểu như Man Thiện (tên thật là Trần Thị Đoan) thân mẫu của Hai Bà Trưng, người đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của hai bà vào năm 40 sau công nguyên.[5]

Những người họ Trần gốc Bách Việt ở Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa đầu tiên di cư sang Việt Nam vào khoảng năm 227TCN, Trần Tự Minh giúp An Dương Vương kháng Tần thành công sau đó lập võ đường cư trú tại Kinh Bắc. Đến đời Trần Tự Mai di xuống xã An Sinh, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay; sống bằng nghề chài lưới trên sông nước, trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Tức Mạc, huyện Thiên Trường, tỉnh Nam Định. Về sau họ chuyển sang sinh sống tại Tam Đường, phủ Long Hưng, nay là vùng đất thuộc Thái Bình.[6]

Người Việt Nam nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước thời Trần

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Man Thiện (tên thật là Trần Thị Đoan) thân mẫu của Hai Bà Trưng, người đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của hai bà.[5]
  • Trần Tự Viễn (582 - 637): một nhân tài kiệt xuất của xứ Giao Châu.
  • Trần Ứng Long, vị tướng nhà Đinh được hậu thế tôn vinh là ông tổ nghề đan thuyền
  • Trần Lãm (Trần Minh Công), một tướng trong thời loạn 12 sứ quân thế kỷ X.
  • Trần Điền, Trần Điện, Trần Hòa: Được coi là ông tổ của nghề kim hoàn Việt Nam

Thời Trần-Hồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn nhà Trần - Nhà Hồ có nhiều danh nhân, người nổi tiếng mang họ Trần, có thể kể đến như:[7]

Các vị vua đời Trần bao gồm:

Tổ tiên của các vua nhà Trần:

Các thế hệ tôn thất khai quốc:

Các tôn thất nhà Trần có công lao cho đất nước:

Danh tướng Trần Hưng Đạo

Các tôn thất nhà Trần khác:

Danh tướng Trần Nguyên Hãn

Các văn thần, danh nhân:

Võ tướng nhà Tây Sơn Trần Quang Diệu

Thời Lê-Mạc[9]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Nguyên Hãn, danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn
  • Trần Lựu, tướng giỏi của Lê Lợi, người đã dụ được Liễu Thăng lọt vào thế trận phục kích ở ải Chi Lăng
  • Trần Bàn, sứ thần nhà Lê sang nhà Minh vào năm Nhâm Ngọ (1462).
  • Trần Phong, quan lại trong viện Khâm hình triều đình thời Lê Thánh Tông
  • Trần Khắc Minh (cháu của Trình Khanh, đã đổi lại họ Trần), đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1484, niên hiệu Hồng Đức thứ mười lăm đời Lê Thánh Tông. Sau ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sỹ, tước Lương Nhân hầu.
  • Uy Mục Trần Hoàng hậu Trần Thị Tùng, vợ của Lê Uy Mục.
  • Trần Cảo: Tự nhận là dòng dõi 5 đời của Trần Thái Tông, tự xưng làm Đế Thích thiên, tự phong làm Vua, lấy hiệu là Thiên Ứng.
  • Trần Cung (Trần Thăng) là con của Trần Cảo, kế thừa sự nghiệp của cha, cũng xưng làm vua, lấy hiệu là Tuyên Hòa.
  • Trần Tuân: Tướng khởi nghĩa thời Lê Sơ
  • Trần Chân, là vị tướng giỏi thời Lê, đã có công đánh dẹp các lộ quân khởi nghĩa thời Lê sơ.
  • Trần Danh Lâm, quan triều Lê Trung Hưng
  • Trần Độc, nhà thầy thuốc Việt Nam, thầy của Lê Hữu Trác
  • Trần Cảnh, quan nhà Trịnh tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu nhưng thất bại và bị cách chức
  • Trần Đăng Tuyển, quan nhà Lê Trung Hưng
  • Trần Sùng Dĩnh: Trạng nguyên khoa Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đời Lê Thánh Tông.
  • Trần Văn Bảo (1524 - 1610) đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550), đời Mạc Tuyên Tông
  • Trần Bảo Tín
  • Trần Tất Văn: trạng nguyên thời Lê Cung Hoàng
  • Trần Công Xán (Trần Công Thức): Vị quan giỏi hùng biện thời Lê
  • Trần Danh Ninh: Hoàng Giáp khoa Tân hợi 1731, vị quan giỏi văn võ toàn tài..
  • Trần Danh Án: Hoàng giáp khoa cuối cùng nhà lê, Trung thần trụ cột của nhà lê mạt lúc bấy giờ
Tổng bí thư đầu tiên Trần Phú

Thời Nguyễn[10] - Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hòa[11]

[sửa | sửa mã nguồn]

Quan chức, chính khách

[sửa | sửa mã nguồn]

Tướng lĩnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phần khác

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Quan chức, chính khách

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà văn Nam Cao

Tướng lĩnh, chỉ huy quân sự, lực lượng vũ trang

[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Hải ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà thơ Trần Tuấn Khải

Bất đồng chính kiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn nghệ sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc, Điện ảnh và các lĩnh vực giải trí khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Được mang họ Trần

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là những người tuy không thuộc họ Trần nhưng đã được ban cho mang họ này (thời nhà Trần) hoặc có bí danh, bút danh phổ biến mang họ Trần

Người Trung Quốc nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thời Hán trở về trước

Thời nhà nhà Trần (Trung Quốc) Gồm 05 vị Hoàng đế như:

Thời nhà Lương đế nhà Đường

Thời nhà Tống đến nhà Thanh

Chính trị, quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh - âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Lĩnh vực khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Những người họ Trần nổi tiếng ở các quốc gia khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Jin Ji-hee, diễn viên Hàn Quốc trong bộ phim truyền hình "Gia đình là số một"
  • Jin-Soo Kwon, diễn viên Hàn Quốc trong bộ phim truyền hình "Mất tích" của Mỹ
  • Jin Sun-Yu, vận động viên trượt băng tốc độ người Hàn Quốc
  • Tan Kah Kee, thương gia Singapore
  • Trần Khánh Viêm, tổng thống thứ 7 chính quyền Singapore
  • Bruce Chen, vận động viên bóng chày của Panama
  • Edward Chen, kỹ sư của Nam Phi
  • Julie Chen, nhân viên của Công ty truyền thông CBS, Hoa Kỳ
  • Steve Chen, người đồng sáng lập ra You Tube
  • Tan Chong Hoe, huấn luyện viên bóng đá Malaysia
  • Vincent Tan, tỷ phú Malaysia, sáng lập tập đoàn Berjaya, chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Cardiff City
  • Eddy Chen, youtuber, nghệ sĩ dương cầm
  • Chen Kenmin, đầu bếp người Nhật gốc Hoa.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 10 họ phổ biến nhất Đài Loan
  2. ^ “Lễ tôn vinh Hào khí Đông A năm 2019”. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ Sử ký, Ngũ đế bản kỷ
  4. ^ “陈姓”, 维基百科,自由的百科全书 (bằng tiếng Trung), 7 tháng 6 năm 2024, truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024
  5. ^ a b Việc gán tên Trần Thị Đoan cho bà Man Thiện chỉ phỏng theo ngọc phả sau này
  6. ^ “Long Hưng, vùng đất phát nghiệp đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  7. ^ Giai đoạn này liên tiếp với nhau về thời gian, hầu hết các danh nhân, nhân vật nổi tiếng ở thời nhà Hồ đều có quá trình ra đời, trưởng thành trong giai đoạn nhà Trần trị vì
  8. ^ Trần Bình Trọng vốn dòng dõi họ Lê nhưng được sinh ra do hôn phối trong tầng lớp quý tộc Trần, sau này ông được phong Vương (Bảo Nghĩa Vương
  9. ^ Tính luôn giai đoạn chúa Trịnh
  10. ^ Tính luôn giai đoạn chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn
  11. ^ Tính luôn cả quốc gia Việt Nam








ApplySandwichStrip

pFad - (p)hone/(F)rame/(a)nonymizer/(d)eclutterfier!      Saves Data!


--- a PPN by Garber Painting Akron. With Image Size Reduction included!

Fetched URL: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n

Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy