Academia.eduAcademia.edu

Khó khăn c a ngành

Bắt đầu từ năm 2008, đứng trước thực trạng bong bóng thị trường bất động sản ngày càng lớn cùng với tốc độ lạm phát tăng một cách chóng mặt, chính phủ đã tiến hành điều tiết thị trường bằng các chính sách tiền tệ với việc kiểm soát tín dụng chặt chẽ, đặc biệt là tín dụng phi sản xuất với hàng loạt các biện pháp được chính phủ thực hiện nhằm ổn định thị trường và kiềm chế lạm phát. Ngay sau khi có các chính sách thắt chặt tài chính thực hiện thị trường Bất động sản lập tức bị ảnh hưởng nặng nề và sự suy giảm cả về giá lẫn giao dịch Nghị định 71 và 69 ra đời năm 2010 hướng dẫn thi hành luật đất đai có sửa đổi 2009 và việc thu thuế sử dụng đất càng làm cho thị trường đã trầm lắng nay lại thêm phần ảm đạm.

Khó khăn của ngành Bắt đầu từ năm 2008, đứng trước thực trạng bong bóng thị trường bất động sản ngày càng lớn cùng với tốc độ lạm phát tăng một cách chóng mặt, chính phủ đã tiến hành điều tiết thị trường bằng các chính sách tiền tệ với việc kiểm soát tín dụng chặt chẽ, đặc biệt là tín dụng phi sản xuất với hàng loạt các biện pháp được chính phủ thực hiện nhằm ổn định thị trường và kiềm chế lạm phát. Ngay sau khi có các chính sách thắt chặt tài chính thực hiện thị trường Bất động sản lập tức bị ảnh hưởng nặng nề và sự suy giảm cả về giá lẫn giao dịch Nghị định 71 và 69 ra đời năm 2010 hướng dẫn thi hành luật đất đai có sửa đổi 2009 và việc thu thuế sử dụng đất càng làm cho thị trường đã trầm lắng nay lại thêm phần ảm đạm. 2011, trước nguy cơ lạm phát tăng cao cùng sự leo dốc không mãnh liệt của giá vàng và USD đã buộc chính phủ phải có các biện pháp kiềm chế lạm pháp, ổn định tình hình kinh tế vĩ mô. Theo đó tăng trưởng tín dụng năm 2011 bị giới hạn ở 20%, dư nợ tín dụng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất bị giới hạn ở mức 16% càng làm cho thị trường bất động sản thêm phần ảm đạm, xua tan kỳ vọng thị trường phục hồi của các nhà đầu tư bất động sản. Năm 2012 – là năm chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản nhất trong vòng 10 năm qua. Theo thống kê của VCCI ( Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam) cho biết, năm 2012 gần 54.000 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động , trong đó số doanh nghiệp ngừng hoạt động 2 năm 2011-2012 khoảng hơn 107.000, bằng con số ngừng hoạt động của cả 12 năm trước, số còn hoạt động cũng giảm mạnh công suất. 2012 cũng là năm cạnh tranh khốc liệt của doanh nghiệp BĐS. Nhiều công ty cho thuê BĐS đóng cửa. Các Chủ Đầu Tư thiếu năng lực về tài chính gần như tuyên bố phá sản hoặc phải rao bán dự án. Năm 2012 dần khép lại bằng bức tranh ảm đạm của thị trường bất động sản đóng băng, hầu hết các phân khúc như căn hộ chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, đất nền biệt thự đều giảm giá, sức mua và lượng giao dịch, tồn kho lớn, nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn gay gắt về tài chính. Triển vọng thị trường BĐS năm 2013. Thị trường bất động sản năm 2013 vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hàng loạt các nghị định của chính phủ đưa ra vào cuối năm 2012, và đầu năm 2013, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thị trường, giải quyết nợ xấu. Các Ngân hàng đang vào cuộc hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ vốn cho người có thu nhập thấp mua nhà là một tín hiệu đáng mừng. Hiện tại nhiều ngân hàng đua giảm lãi suất nhưng mặt bằng chung ở mức 14.5%. Tuy nhiên, những chính sách này tức thời chưa phát huy tác dụng. Thị trường BĐS đầu năm vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Giá hầu hết các phân khúc vẫn tiếp tục giảm, đặc biệt hoạt động M&A trong ngành này diễn ra khá sôi động trong đầu năm nay. Phân khúc căn hộ giá trung bình được đánh giá là điểm sáng cho thị trường BĐS năm 2013 Nhưng bên cạnh đó cũng có một số tín hiệu khả quan từ các mặc của nền kinh tế. Dòng vốn FDI: Dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục gia tăng, trong đó vốn đổ vào cho thị trường bất động sản chiếm tỷ trọng khá cao. Điều đó chứng tỏ thị trường Bất động sản Việt Nam rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một trong những nguồn vốn góp phần hỗ trợ chính thúc đây sự tăng trưởng của ngành BĐS. Năm 2012, thu hút vốn FDI đạt 13 tỷ USD, trong đó riêng đầu tư vào ngành BĐS chiếm 14.2% tổng vốn đầu tư đạt 1.8 tỷ USD, đứng thứ 2 sau vốn FDI đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo. Dân số: Tăng dân số cũng đồng nghĩa với tăng các nhu cầu về các loại hàng hoá trên thị trường, để đáp ứng nhu cầu các ngành sản xuất phải mở rộng, phát triển về quy mô từ đó làm tăng nhu cầu về sử dụng đất. Trong các năm tiếp theo, nhu cầu nhà ở tại thành thị sẽ không ngừng gia tăng . Sự phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế của một nước tất yếu làm gia tăng các nhu cầu sử dụng đất trong các lĩnh vực sản xuất, nhu cầu về văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại… Hơn nữa, khi kinh tế phát triển, thu nhập của người dân sẽ tăng cao và do đó làm gia tăng nhu cầu về nhà ở đối với người dân. Tầm quan trọng của ngàng bất động sản đối với nền kinh tế Thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng BĐS trong tổng số của cải xã hội ở các nước có khác nhau nhưng thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước. Các hoạt động liên quan đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Theo thống kê, ở các nước phát triển lượng tiền ngân hàng cho vay qua thế chấp bằng BĐS chiếm trên 80% trong tổng lượng vốn cho vay. Vì vậy, phát triển đầu tư, kinh doanh BĐS đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển các tài sản thành nguồn tài chính dồi dào phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy