2021 Trac Quang
2021 Trac Quang
2021 Trac Quang
3. Độ truyền qua của dung dịch X là 35%. Khi pha loãng dung dịch X từ 25 ml đến 50 ml thì độ truyền
qua có giá trị bao nhiều? Mật độ quang?
4. EDTA có khả năng tạo phức màu với các ion kim loại chuyển tiếp. Hệ số hấp thụ mol phân tử phức
của EDTA với các ion kim loại được cho như sau:
Một mẫu thép nặng 1,374 gam chứa crom và mangan được hòa tan, oxi hóa và định mức bằng axit
sulfuric 1 M đến 100 mL, dung dịch (X). Độ truyền qua của dung dịch (X) được đo tại 2 bước sóng trên
trong cùng điều kiện, cuvet dài 1 cm, dung dịch so sánh là axit sulfuric 1 M.
Kết quả như sau: T440= 0,355 (35,5 %), T545= 0,166 (16,6 %).
Tính % khối lượng của crom và mangan trong mẫu thép trên (kết quả lấy 2 chữ số có nghĩa).
Cho MMn= 54,94 g.mol-1, MCr= 52,00 g.mol-1.
9. Xác định hằng số bền của phức.
Coban (II) tạo phức đơn nhân với phối tử L dưới dạng [CoL3]2+. Phức hấp thụmạnh tại bước sóng 560
nm trong khi Co2+ và L đều không hấp thụtại bước sóng này. Hai dung dịch X và Y được điều chế bằng
cách trộn 50 mL dung dịch chứa Co2+ với 50 mL dung dịch chứa L. Sau khi cân bằng được thiết lập,
tiến hành đo độhấp thụ quang của hai dung dịch trên bằng cuvet 1 cm, kết quảcho ở bảng sau:
Giả sử trong dung dịch (X) toàn bộ Co (II) nằm trong phức, tính hằng số bền β của phức [CoL3]2+.
10. Người ta nung chảy 0,2000 gam quặng chứa Al2O3và 5 % nước với Na2CO3; sau 1 giờ sẽ tạo ra
natri aluminat (NaAlO2). Đem hỗn hợp sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl để chuyển natri aluminat
hoàn toàn hành thành dung dịch Al3+ và pha loãng đến thể tích 200,00 mL trong bình định mức, gọi là
dung dịch (X). Để xác định Al3+người ta tiến hành như sau:
– Lấy 2,00 mL dung dịch (X) để pha chế phức màu (bằng thuốc thử R không hấp thụ bức xạ điện từ
ở bước sóng đang xét), rồi pha loãng đến thể tích 50,00 mL. Đo quang dung dịch thu được ở bước
sóng hấp thụ cực đại của phức AlR được AX= 0,250.
– Lấy 2,00 mL dung dịch (X), cho thêm 5,00 mL AlCl3 5.10–4M để pha chếdung dịch màu, rồi cũng pha
loãng đến thể tích 50,00 mL và đo giá trị độhấp thụ được: AX+ a= 0,550 (ở cùng bước sóng như trên).
Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra và tính hàm lượng % Al trong mẫu khan.
Biết phức tạo thành theo tỷ lệ 1:1 và cả 2 dung dịch phức trên được pha chế ở cùng điều kiện để Al3+
tham gia tạo phức hoàn toàn. Cho Al = 27.
11. Để xác định hàm lượng cacbon monoxit trong khói thuốc lá, người ta oxi hóa nó bằng iot(V)
oxit. Phản ứng xảy ra trong môi trường metanol sinh ra iot trong dung dịch có màu nâu nhạt, iot(V)
oxit không màu. Để đo lượng iot sinh ra, người ta sử dụng phương pháp trắc quang. Chuẩn bị dung
dịch chuẩn (1) là iot 1,0.10-3 mol.L-1.
Các dung dịch chuẩn (2), (3), (4) được pha chế lần lượt từ 50,0 mL; 25,0 mL; 15,0 mL dung dịch (1)
cho vào bình định mức 100 mL, sau đó định mức bằng metanol đến vạch. Cả 4 dung dịch (1), (2), (3),
(4) được đo quang trong cùng điều kiện với dung dịch so sánh là metanol, cuvet dài 1 cm, cho giá trị
mật độ quang lần lượt là 0,89; 0,44; 0,23 và 0,13.
Để xác định cacbon monoxit trong khói thuốc lá, người ta
hút 500 mL khói thuốc (P = 1,01 atm; t = 30oC) bằng bộ
phận lấy mẫu khí như hình bên, sau đó cho chúng đi chậm
qua chai hấp thụ chứa 100 mL iot (V) oxit trong metanol.
Ban đầu chai không màu, sau khi hấp thụ xong chúng có màu
nâu nhạt. Tiến hành đo quang (giống như các điều kiện ở trên) dung dịch trong chai hấp thụ thì thấy
chúng có giá trị mật độ quang là 0,69. Tính % thể tích (V/V) của cacbon monoxit trong khói thuốc lá.
12. Thủy ngân (II) tạo phức 1:1 với triphenyl-tetrazoly clorua (TTC) có cực đại hấp thụ tại 255 nm. Thủy
ngân (II) trong 100 gam mẫu đất được chiết trong một dung môi hữu cơ chứa lượng dư TTC, sau đó
định mức thành 100 mL (dung dịch A). Người ta chuẩn bị một dung dịch chuẩn chứa Hg (II) 5,00.10-
6M (dung dịch B). Để tiến hành định lượng, nhà phân tích pha chế 6 dung dịch trong các điều kiện như
nhau. Tiến hành đo quang các dung dịch tại 255 nm trong cuvet 1 cm. Kết quả được cho ở bảng sau:
Tính hàm lượng thủy ngân có trong mẫu đất trên theo đơn vị ppm (m/m). Cho Hg = 200,59
13. Để xác định Ni(II) bằng thuốc thử H2Dim, sau khi chế hóa cần thiết người ta định mức mẫu phân
tích đến 100 ml và một dung dịch chuẩn có nồng độ 0,020 mg/ml. Sau đó pha chế các dung dịch như
sau:
Dung dịch 1 từ 1 ml dung dịch chuẩn. Dung dịch 2 từ 2 ml dung dịch chuẩn.
Dung dịch 3 từ 3 ml dung dịch chuẩn. Dung dịch 4 từ 4 ml dung dịch chuẩn.
Dung dịch 5 từ 5 ml dung dịch chuẩn. Dung dịch 6 từ 5 ml dung dịch mẫu phân tích.
Các dung dịch trên được tiến hành cho phản ứng màu với H2Dim trong điều kiện tối ưu và định mức
đến 50 ml. Đo mật độ quang tương đối của dung dịch 5 với các dung dịch 4, 3, 2, 1, 6 tại bước sóng
max và sử dụng cuvet 1 cm; người ta thu được kết quả lần lượt là 0,278; 0,450; 0,619; 0,816; 0,560.
Tính khối lượng Ni(II) trong mẫu phân tích.
14. Hòa tan 0,624g hợp kim thiếc và nhôm trong HCl và định mức đến vạch V1 = 1000ml. Chuẩn bị
hai bình định mức khác: Hút 10ml dung dịch này rồi pha loãng đến thể tích V2 = 1000ml. Thêm Alizarin
đỏ vào bình thứ nhất rồi đo hấp thụ quan dung dịch tạo thành được giá trị A1 = 0,693. Thêm
pyrochatchol tím vào bình thứ hai rồi cũng tiến hành đo độ hấp thụ quang của dung dịch tạo thành
được giá trị A2 = 0,418. Chiều dài cuvet l = 1,00cm, pH = 3,9. Dung dịch không chứa các ion lạ cản
trở. Xác định thành phần phần trăm các kim loại trong hợp kim.
Hệ số hấp thụ mol
Tác nhân Kim loại Bước sóng (nm)
phân tử (ε)
Al 500 3,7.103
Alizarin đỏ
Sn 500 4,5.103
Sn 550 3,3.104
Pyrocatechol tím
Al 550 0
15. Uran florua là nguyên liệu quan trọng trong công nghệ làm giàu đồng vị uran. Hòa tàn 0,325g mẫu
chứa Uran tetraflorua (17% về khối lượng 235U và 83% về khối lượng 238U) và Uran hexaflorua bằng
dung dịch axit nitric loãng. Ion Uran được kết tủa bằng dung dịch amoniac. Lọc rồi rửa sạch kết tủa,
dịch lọc được chuyển vào bình định mức và được axit hóa bằng dung dịch axit nitric. Phức của zirconi
với alizarin đỏ được thêm vào dung dịch và pha loãng với nước đến 100ml. Độ hấp thụ quang của
dung dịch bằng 0,061. Sử dụng bảng số liệu bên dưới để tính thành phần các muối florua có trong
mẫu, biết rằng: ( 235 UF6 ) / ( 235 UF4 ) ( 238 UF6 ) / ( 238 UF4 )
cF, mol/l A
0,020 0,077
0,040 0,065
0,060 0,054
0,080 0,044
0,100 0,036
16. Hai cấu tử A và B không hấp thụ năng lượng ánh sáng trong vùng nhìn thấy, nhưng chúng tạo
được hợp chất phức màu AB có khả năng hấp thụ cực đại ở bước sóng 550 nm. Người ta chuẩn bị
dung dịch X chứa 1.10 –5 M cấu tử A và 1.10 –2 M cấu tử B rồi đem đo mật độ quang của dung dịch thu
được so với H2O ở 550 nm thì mật độ quang A = 0,450 với cuvet có bề dày quang học l = 20 mm. Khi
chuẩn bị dung dịch Y bằng cách trộn hai thể tích tương đương của dung dịch chứa 6.10 –5 M cấu tử
A và dung dịch chứa 7.10 –5 M cấu tử B rồi tiến hành đo quang ở 550 nm so với H2O (l = 2cm) giá trị
mật độ quang thu được là A = 1,242.
a. Tính hằng số không bền của phức AB.
b. Tính độ hấp thụ mol của AB tại bước sóng 550 nm.
c. Tính giá trị mật độ quang của dung dịch Z thu được khi trộn các thể tích bằng nhau của các dung
dịch A, B có nồng độ 1.10–4 M với cuvet có bề dầy 0,1 dm ở bước sóng 550 nm.
17. Phổ hấp thụ phân tử vùng UV –Vis có độ hấp thụ quang (mật độ quang A) phụ thuộc tuyến tính
vào nồng độ. Ngoài ra độ hấp thụ quang còn có tính cộng tính trong dung dịch chứa các cấu tử màu
không tương tác hóa học với nhay. Hãy thiết lập công thức tính hằng số phân ly của thuốc thử HR và
tính hằng số phân ly của HR biết rằng khi đo mật độ quang ở cùng một bước sóng đối với các dung
dịch có tổng nồng độ thuốc thử như nhau (Co mol/L) và có pH khác nhau. Kết quả thực nghiệm cho
dưới đây:
– pH < 2 thì được A1 = 0,016.//pH = 7,33 được A2 = 0,442.//pH > 11 được A3 = 0,655.
18.
Để xác định hàm lượng mangan có trong thép người ta tiến hành như sau:
Hoà tan hoàn toàn 0,250 gam thép thêm chất oxy hoá thích hợp, chuyển toàn bộ dung dịch vào bình
định mức 50 ml định mức đến vạch, lắc kỹ . Sau đó đem do mật độ quang ở bước sóng 550 nm trong
cuvet l=5 cm thì đựoc A=0,315.
Mặt khác người ta cân 158 miligam KMnO4 hoà tan vào bình định mức 100 ml lấy một ít ra pha
loãng gấp 100 lần, sau đó đem đo mật độ quang (ở cùng bước sóng Với trường hợp a.) và cuvét có
chiều dầy là 2 cm thu được A = 0,420.
Hãy tính hàm lượng % Mn có trong mẫu thép.
Cho biết: K=39 ; Mn=55; O=16.
Đáp số: % Mn = 0,033.
19.
Hãy xác định thành phần, phần trăm sắt trong quặng người ta cân 1,00g mẫu. Sau khi phá mẫu
và tách các chất cản trở, đem toàn bộ dung dịch chứa sắt cho vào bình định mức 250 ml để tạo phức
với natri salixalat dùng amoniac làm môi trường và thêm nước cất tới vạch. Đem dung dịch phức đi
đo mật độ quang ở bước sóng 420 nm trong cuvet l = 5 cm thì được A = 0,856.
Cho biết: ( 420 ) =31000 và Fe = 56. Đáp số: 7,73. 10- 3%.
20.
Hãy thiết lập công thức tính pH bằng phương pháp so mầu. Cho biết chỉ thị thích hợp là metyl da cam
(HIn) có hằng số phânly Ka .
(1)A R. (2)A
Đápsố: pH pK a a a ;Trongdo: R A1(M at doquangcua2dangoλ1 )
R. (2)Ab (1)Ab A2 (M at doquangcua2dangoλ2 )
21.
Dưới đây có dẫn ra các giá trị hệ số hấp thụ mol phân tử của các phức Niken và Coban với 2,3-
quinocxalindithiol ở các cực đại hấp thụ tương ứng:
Độ dài sóng (nm)
Bước sóng 510 nm 656 nm
Co 36 400 1 200
Ni 5 520 17 500
Người ta hoà tan 0,425 g đất và sau đó pha loãng đến 50,00 ml. Từ một phần dung dịch (25
ml) người ta loại trừ chất cản trở. Sau khi thêm 2,3-quinocxalindithiol lại đưa về thể tích 50,00 ml. Mật
độ quang của dung dịch nhận được trong cuvet có bề dầy 1,00 cm bằng 0,446 ở 510 nm và 0,326 ở
656 nm.
Hãy tính hàm lượng phần trăm Co và Ni trong đất.
Cho biết: Co = 58,9; Ni = 57,8.
Đáp số: % Co = 0,013; % Ni = 0,024.
22: (QG-2015)
Chiếu một chùm tia đơn sắc (có bước sóng λ xác định) qua dung dịch mẫu chất nghiên cứu thì
I
cường độ của tia sáng tới Io giảm đi chỉ còn là I. Tỉ số T = được gọi là độ truyền qua. T phụ
I 0
thuộc vào nồng độ mol C (molꞏL-1) của chất hấp thụ ánh sáng trong dung dịch, chiều dày lớp dung dịch
l (cm) và hệ số hấp thụ mol ε (Lꞏmol-1ꞏcm-1) đặc trưng cho bản chất của chất hấp thụ (định luật Lambert-
Beer):
- lg T = εlC
Để xác định giá trị Ka của một axit hữu cơ yếu HA, người ta đo độ truyền qua của một chùm tia đơn sắc
(tại bước sóng λ xác định) với dung dịch axit HA 0,05 M đựng trong thiết bị đo với chiều dày lớp dung
dịch l = 1 cm. Kết quả cho thấy 70% tia sáng tới bị hấp thụ. Giả thiết, chỉ có anion A- hấp thụ tia đơn sắc
tại bước sóng này và hệ số hấp thụ mol ε của A- là 600 Lꞏmol-1ꞏcm-1. Tính giá trị Ka của HA trong điều
kiện thí nghiệm.
23: (QG-2016)
Este có thể bị thủy phân trong môi trường kiềm, trung tính và axit.
a) Viết cơ chế thủy phân etyl axetat trong môi trường kiềm, trung tính và axit.
b) Người ta nghiên cứu động học của phản ứng thủy phân 4-nitrophenyl axetat như sau: Nhỏ một
giọt (0,02mL) dung dịch 4-nitrophenyl axetat nồng độ 0,01 M (loãng, gần như không màu) vào
4 mL dung dịch đệm X (pH=10, không màu), khuấy đều, thu được dung dịch Y có màu vàng
xuất hiện. Chiếu một chùm tia đơn sắc có bước sóng 400 nm qua dung dịch Y đựng trong cuvet
có chiều dày 1 cm. Đo độ hấp thụ quang A của dung dịch Y theo thời gian t, thu được kết quả
như sau:
t(s) 60 120 180 240 300 360 420 600 720 810 900 1200 5950 6000
A 0,11 0,19 0,26 0,31 0,35 0,39 0,42 0.50 0,54 0,57 0,59 0,64 0.90 0,90
Giải thích tại sao dung dịch Y có màu vàng và tính nồng độ mol/L của 4-nitrophenyl axetat trong
dung dịch Y tại t=300s. Xác định độ hấp phụ quang của Y tại t= 1000s.
c) Nếu trong thí nghiệm ở câu (b) sử dụng X là dung dịch đệm có pH= 7,65 (không màu) thì sau
khi hệ đạt tới trạng thái cân bằng, dung dịch Y có độ hấp phụ quang là bao nhiêu?
Cho biết: A= lC; 4-nitrophenyl axetat hấp phụ quang không đáng kể ở bước sóng 400
nm; dung môi sử dụng trong thí nghiệm là nước; trong nước pKa của 4-nitrophenol là 7,15.
24: (QG-2017)
Để xác định pH của dung dịch Y gồm HX 0,135M; NaX 0,050 M và NH4Cl 0,065 M, tiến hành
thí nghiệm sau: nhỏ vài giọt dung dịch chất chỉ thị HIn (pKa= 4,533) vào dung dịch Y (giả sử thể tích
và pH của dung dịch Y không đổi), rồi đo hấp thụ quang A của dung dịch thu được trong cuvet có bề
dày lớp dung dịch l= 1 cm ở hai bước sóng 1 = 490 nm và 2 = 625 nm (giả sử chỉ có Hin và In- hấp
phụ photon tại hai bước sóng này. Kết quả, giá trị A tại hai bước sóng tương ứng lần lượt là 0,157 và
0,222. Biết độ hấp thụ quang của dung dịch tuân theo định luật Lambert-Beer A= lC và có tính chất
cộng tính (A= A1 + A2).
Hệ số hấp thụ mol phân tử (L.moL-.cm-) của HIn và In- tại bước sóng 490 nm và 625 nm được
cho trong bảng sau:
(HIn) (L.moL-.cm-) (In-) (L.moL-.cm-)
1 = 490 nm 9,04.10 2
1,08.102
2 = 625 nm 3,52.102 1,65.103
a) Tính pH của dung dịch Y và hằng số phân li axit (Ka) của axit HX
b) Sục khí NH3 vào 50,0 mL dung dịch Y đến pH= 9,24 thì hết a moL khí NH3 (thể tích dung dịch
Y không đổi). Tính a. Biết rằng: pKa(NH4+)= 9,24; pKw(H2O)= 14.
25.: Phân tích hàm lượng thủy ngân bằng đo độ hấp thụ quang, cho bảng kết quả sau:
STT Hàm lượng Hg (C- g/mL) Độ hấp
thụ (A)
1 0,00 0,002
2 0,30 0,090
3 0,60 0,175
4 1,00 0,268
5 2,00 0,440
Tính hàm lượng của thủy ngân tại phép đo có A làn lượt: 0,040 và 0,305
26.:
Để xác định hàm lượng mangan có trong mẫu đất người ta tiến hành như sau:
Cân 0,3520 g đất hoà tan bằng axit sau đó oxy hoá Mn2 + thành MnO 4- bằng chất oxy hoá thích hợp.
Chuyển toàn bộ vào bình định mức 100 ml, thêm nước cất tới vạch định mức. Lắc kỹ sau đó đem đo
mật độ quang trên máy Spectrophotometer 6300 (Anh) ở bước sóng 580 nm cuvet l =1 cm thì được
Ax = 0,356.
Mặt khác người ta xây dựng đường chuẩn: Lấy từ KMnO4 và đo mật độ quang cũng ở bước
sóng 580 nm cuvet l =1 cm thì được các giá trị của đường chuẩn như sau:
Số TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Ci.104M. 0,750 1,000 1,250 1,50 1,75 2,000 2,250 2,50 2,75
KMnO4
Ai 0,057 0,165 0,225 0,30 0,40 0,560 0,687 0,82 0,88
27.
Để xác định hàm lượng đồng trong mẫu FFDT (mẫu chất béo tự do khô thu được từ dịch chiết
khớp chân), người ta dùng 11,23 mg FFDT pha trong bình 5,00 ml bằng dung dịch HNO3 0,75 M đến
vạch. Tiến hành đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng ngọn lửa không khí – axetylen thu được độ hấp thụ
0,023 ở bước sóng 324,8 nm. Tiến hành đo các dung dịch chuẩn trong điều kiện tương tự, kết quả
thu được như sau :
ppm Cu 0,000 0,100 0,200 0,300 0,400 0,500 0,600 0,700 1,000
Độ hấp thụ 0,000 0,006 0,013 0,020 0,026 0,033 0,039 0,046 0,066
Nồng độ của đồng (g/gam FFDT) là bao nhiêu.
28. Cân 2,00 gam quặng chứa niken, hoà tan trong axit và định mức vào bình 100 ml bằng nước cất
đến vạch. Hút chính xác 10 ml dung dịch vừa pha, thêm thuốc thử Dimetylglyoxim H2Dim) và natriaxetat
(CH3COONa) để tạo môi trường, định mức vào bình 50 ml (d d A). Để xác định hàm lượng niken,
người ta dùng phương pháp quang phổ Ví sai:
d d 1: Lấy 8 ml d d A.
d d 2: Lấy 10 ml d d A.
d d 3: Lấy 10 ml d d A và thêm 2 ml d d phức Ni(HDim)2 2.10-2 M.
Cả 3 dung dịch trên được pha chế ở những điều kiện giống nhau và đưa đến thể tích cuối cùng
như nhau. Đo mật độ quang tương đối của dung dịch 2 và 3 so với dung dịch 1 ở bước sóng là như
nhau, được giá trị như sau:
D2/1 = 0,350 ; D3/1 = 0,750.
Tính hàm lượng % Ni trong mẫu phân tích. Cho Ni = 58,70.
29. Người ta nung chảy 0,2000 gam quặng chứa Al2O3 và 5 % nước với Na2CO3,. Sau 1 giờ sẽ tạo
ra aluminat natri (NaAlO2), đem hỗn hợp ra cho dung dịch HCl để chuyển aluminat natri hoàn toàn
hành thành dung dịch Al3+ và pha loãng đến thể tích 200,00 ml trong bình định mức. Để xác định Al3+
người ta tiến hành như sau:
-Lấy 20,00 ml dung dịch Al3+ để pha chế phức màu(bằng thuốc thử R), rồi pha loãng đến thể
tích 50,00 ml, đo mật độ quang được: DX = 0,250.
-Lấy 20,00 ml dung dịch Al3+, cho thêm 5,00 ml AlCl3 5.10-4 M để pha chế dung dịch mầu, rồi
cũng pha loãng đến thể tích 50,00 ml và đo giá trị mật độ quang được:
DX+ a= 0,550 (ở cùng bước sóng như trên).
Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra và tính hàm lượng % Al trong mẫu khan. Biết phức tạo thành
theo tỷ lệ 1:1 và cả 2 dung dịch phức trên được pha chế ở cùng điều kiện.
Cho biết Al =27.
Đáp số: 0,30 % Al
30. Chì được xác định bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử ngọn lửa. Để giảm ảnh hưởng nhiễu,
phương pháp thêm chuẩn được sử dụng. Tiến hành chuẩn bị ba mẫu, mỗi mẫu chứa 5,00 ml dung
dịch mẫu cần xác định hàm lượng chì, trong mẫu thứ nhất thêm vào 5,00 ml nước cất. Mẫu thứ hai
được thêm 1,00 ml dung dịch chì nitrat 10,0 M và 4,00 ml nước cất. Còn mẫu thứ ba được thêm 1,00
ml dung dịch chì nitrat 10,0 M và 4,00 ml nước cất. Ba mẫu đem đo phổ hấp thụ nguyên tử, độ hấp
thụ thu được lần lượt là : 0,13; 0,30 và 0,47. Hãy xác định hàm lượng chì trong mẫu ban đầu.
31.. Bonert and Pohl báo cáo kết quả phân tích phổ hấp thụ nguyên tử đối với một số kim loại trong
các sản phẩm phụ của quá trình sản xuất soda bằng phương pháp ammonia-soda.
a) Nồng độ của Cu được xác định bằng cách axit hoá 200 ml mẫu bằng 20,0 ml dung dịch HNO3, thêm
vào 1,0 ml dung dịch H2O2 27% (khối lượng/thể tích) và đun sôi trong 30 phút. Dung dịch thu được
được pha loãng thành 500 ml và đem phân tích hấp thụ nguyên tử. Kết quả phân tích cho trên bảng :
Mầu nồng độ Cu (ppm) Độ hấp thụ
trắng 0 0.007
chuẩn 1 0.200 0.014
chuẩn 2 0.500 0.036
chuẩn 3 1.000 0.072
chuẩn 4 2.000 0.146
phân tích 0.027
Hãy xác định nồng độ của Cu trong mẫu phân tích .
b) Nồng độ của Cr được xác định bằng cách axit hoá 200 ml mẫu bằng 20,0 ml dung dịch HNO3, thêm
vào 0,20 gam Na2SO3 và đun sôi trong 30 phút. Lượng Cr được tách từ mẫu bằng cách thêm 20 ml
NH3 tạo ra kết tủa chứa Cr và một số oxit khác. Kết tủa được tách ra, rửa chuyển qua với nước rửa
vào cốc. Sau khi được axit hoá bằng 10 ml dung dịch HNO3, được làm bay hơi đến khô. Cặn rắn được
hoà tan lại bằng dung dịch HNO3 và HCl, làm bay hơi đến khô. Cuối cùng cặn rắn được hoà tan trong
5,00 ml dung dịch HCl và pha loãng thành 50,00 ml. Dung dịch thu được đem phân tích băng phương
pháp thêm chuẩn. Kết quả hấp thụ nguyên tử được tổng hợp trên bảng sau :
Mầu nồng độ Cr thêm (ppm) Độ hấp thụ
trắng 0 0.001
mẫu 0 0.045
thêm chuẩn 1 0.200 0.083
thêm chuẩn 2 0.500 0.118
thêm chuẩn 3 1.000 0.192
Hãy xác định nồng độ của Cr trong mẫu phân tích .
32.. Quigley và Vernon báo cáo kết quả xác định lượng vết kim loại trong nước biển bằng quang phổ
hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit sử dụng phương pháp thêm chuẩn. Lượng vết các kim loại đầu tiên
được tách từ các phức của chúng, lượng muối lớn được đồng kết tủa với Fe3+. Theo phương pháp
này 5,0 ml dung dịch Fe3+ 2000 ppm được thêm vào 1,00 lít nước biển. Dùng NH3 điều chỉnh pH dung
dịch đến 9,0 và kết tủa Fe(OH)3 được để qua đêm. Sau khi tách, rửa kết tủa, Fe(OH)3 và lượng các
kim loại đồng kết tủa được hoà tan trong 2,0 ml HNO3 đặc và pha loãng thành 50,00 ml. Để phân tích
Mn2+, 1,00 ml mẫu thu được được pha loãng thành 100,0 ml và bơm mẫu vào lò graphit và phân tích
:
Mẫu Độ hấp thụ
2,5 l mẫu + 2,5 l dung dịch 0 ppb Mn2+ chuẩn 0.223
2,5 l mẫu + 2,5 l dung dịch 2,5 ppb Mn chuẩn
2+ 0.294
2,5 l mẫu + 2,5 l dung dịch 5,0 ppb Mn2+ chuẩn 0.361
Hãy tính kết quả theo part per billion (ppb) của Mn2+ trong mẫu nước biển.