0% found this document useful (0 votes)
26 views3 pages

Francois Cheng

B
Copyright
© © All Rights Reserved
We take content rights seriously. If you suspect this is your content, claim it here.
Available Formats
Download as DOCX, PDF, TXT or read online on Scribd
0% found this document useful (0 votes)
26 views3 pages

Francois Cheng

B
Copyright
© © All Rights Reserved
We take content rights seriously. If you suspect this is your content, claim it here.
Available Formats
Download as DOCX, PDF, TXT or read online on Scribd
You are on page 1/ 3

Bài trình bày quan điểm của Francois Cheng về đặc điểm, những mối liên quan của

chữ viết ghi


ý của Trung Quốc với những hoạt động thực tiễn tạo ý nghĩa khác. Trước hết, trong trạng thái cổ
nhất của tiếng Trung Quốc ta thấy một số lớn những chữ tượng hình song bên cạnh chúng còn có
những chữ trừu tượng hơn và người ta gọi là những chữ viết ghi ý. Xuất phát từ một số lượng có
giới hạn những chữ đơn nhất, người ta có thể tạo nên những chữ phức hợp bằng cách kết hợp 2
chữ đơn giản: những chữ này tạo nên phần lớn những chữ ghi ý của Trung Quốc đang dùng hiện
nay. Những chữ ghi ý bao gồm các nét; tuy với số nét rất hạn chế nhưng những nét này vẫn đưa
lại những tổ hợp muôn màu muôn vẻ và toàn bộ những chữ ghi ý hiện ra như một sự tổ hợp xuất
phát từ những nét đơn giản như tự nó đã biểu thị ý nghĩa. Chữ - do một nét ngang tạo thành, đó
là nét quan trọng nhất trong những nét cơ bản, có thể xem như là “nét đầu tiên” của chữ viết
Trung Quốc. Trong chữ viết, những nét này chồng lên nét khác, nghĩa này bao hàm trong trong
nghĩa khác. Dưới mỗi ký hiệu, nghĩa đã được pháp điển hóa không bao giờ đi tới chỗ bóp nghẹt
hoàn toàn như nghĩa sâu xa khác luôn sẵn sàng nảy sinh; và toàn bộ những kí hiệu được tạo ra
theo yêu cầu của sự cân bằng và nhịp điệu, phô bày ra cả một chùm những nét có ý nghĩa: những
thái độ, những chuyển động, những sự đối lập tinh tế, sự điều hòa các mâu thuẫn và cuối cùng,
cả phương thức sinh tồn. Ở Trung Quốc, quan niệm những ký hiệu như những chỉnh thể sống
động còn được tăng cường hơn nữa bởi mỗi chữ ghi ý đều là đơn tiết và bất biến; điều đó mang
lại cho nó tính chất tự chủ, đồng thời tính linh hoạt to lớn trong khả năng kết hợp với những chữ
ghi ý khác. Những ký hiệu ghi ý ít nhằm sao chép nguyên xi vẻ bề ngoài của các sự vật mà chú ý
hơn đến việc hình dung nó bằng những đường nét cơ bản mà sự kết hợp của những đường nét đó
phơi bày được bản chất của chúng cũng như những mối liên hệ bí ẩn thống nhất chúng lại. Tiếp
theo, Francois Cheng đã xác định mối liên hệ giữa chữ viết với thư pháp, hội hoạ, huyền thoại và
âm nhạc. Đầu tiên, thư pháp (nghệ thuật viết chữ) , có tác dụng tôn thêm vẻ đẹp thị giác của
những chữ ghi ý, đã trở thành một nghệ thuật trọng yếu. Thực hiện tính thống nhất của mỗi chữ
và sự cân bằng giữa các chữ, nhà thư pháp đạt tới sự thống nhất của chính mình ngay trong khi
diễn tả các sự vật. Những văn bản mà những nhà thư pháp ưa thích hiển nhiên là những tác phẩm
thơ (câu thơ, bài thơ, thơ văn xuôi). Khi tiếp cận một bài thơ, nhà thư pháp không chỉ giới hạn ở
việc sao chép giản đơn mà anh ta làm sống lại tất cả sự vận động có dáng dấp và sức mạnh khêu
gợi tưởng tượng của các ký hiệu. Một loại văn bản khác, chừng mực nào đó có tính chất phù
phép, cũng hấp dẫn các nhà thư pháp: các kinh kệ; qua chúng, nghệ thuật viết chữ đã khôi phục
cho các ký hiệu chức năng yêu thuật và tôn giáo ban đầu. Nếu mối liên hệ giữa thư pháp và sáng
tác thơ ca dường như trực tiếp và tự nhiên thì dưới con mắt người Trung Quốc, mối liên quan gắn
sáng tác thơ ca với hội hoạ cũng không kém phần tự nhiên và trực tiếp. Trong truyền thống của
Trung Quốc, nơi mà hội họa mang tên “vô thanh thi” (thơ không tiếng), 2 thứ nghệ thuật ấy đều
cùng thuộc về một loại. Cái nối liền thơ và họa chính là thư pháp. Và biểu hiện nổi bật đáng chú
ý nhất của mối quan hệ tam vi nhất thế này - cái cơ sở của một nghệ thuật trọn vẹn - là truyền
thống chép thật đẹp một bài thơ trong khoảng trống một bức họa. Nghệ thuật viết chữ, nghệ thuật
nhằm thiết lập lại cái nhịp điệu nguyên sơ và dáng điệu đầy sức sống bao hàm trong những
đường nét của các chữ, đã giải thoát nhà nghệ sĩ Trung Hoa khỏi điều lo ngại là phải miêu tả
trung thành vẻ bên ngoài của thế giới vật thể và từ rất lâu, đã xúc tiến việc hình thành lối họa
“truyền thần”, một lối họa nhằm bắt chước “hành vi của Tạo hóa” bằng cách xác định những
đường nét, những hình thù, những vận động cơ bản của tự nhiên hơn là sự theo đuổi sự giống
nhau bên ngoài và tính toán những tương quan hình học. Trở lại việc ghi chép một bài thơ trong
một bức tranh, ta thấy không có sự gián đoạn giữa yếu tố viết và yếu tố vẽ, cả hai đều bao gồm
những nét và đều được vẽ bằng cùng một chiếc bút lông. Bằng cách hòa hợp thơ với hoạ, nhà
họa sĩ - thi sĩ Trung Quốc đã sáng tạo nên được một vũ trụ trọn vẹn và hữu cơ, vũ trụ bốn chiều.
Sự cộng sinh này của 2 ngành nghệ thuật đã dẫn đến những hệ quả quan trọng đối với ngành này
cũng như ngành kia, sự xâm nhập lẫn nhau giữa tính không gian và tính thời gian đã gây một ảnh
hưởng có tính chất quyết định. Và giống hệt trong thơ, chữ viết đóng một vai trò năng động trong
các huyền thoại. Nhờ đặc tính có đường nét và âm thanh, nhờ tính chất cụ thể và có hình ảnh
cùng khả năng kết hợp của nó, bản thân chữ viết đã góp phần làm nảy sinh một số hình ảnh và
biểu tượng làm giàu cho các huyền thoại. Một vài chữ ghi ý, với tư cách là những chỉnh thể sống,
là những nhân tố cấu thành huyền thoại và cũng có tư cách ngang hàng với những hình ảnh và
nhân vật huyền thoại khác. Hơn thế, sự khai thác chữ viết của huyền thoại không chỉ giới hạn ở
bình diện đường nét; cả một trò chơi về âm thanh cũng góp phần tạo nên những đồ vật và hình
ảnh có quyền lực màu nhiệm. Cách sử dụng các phương tiện đường nét và âm thanh của chữ viết
trong những hoạt động tôn giáo như vậy cũng là điều mà người ta nhận thấy trong thơ. Từ một sự
gần gũi về thanh âm và đường nét, nhà thơ cũng khai thác khả năng gợi lên các hình ảnh, thường
là dị thường và mạnh mẽ. Mối quan hệ giữa chúng mà thiết tới mức mà bản thân sự phát triển lâu
dài của thơ Trung Quốc đáng được Xem như là sự thiết lập dần dần của một hoa thần thoại học
có tính chất tập thể. Ở Trung Quốc, thơ gắn một cách đặc biệt lâu dài với âm nhạc. Về điểm này,
cân nhắc tới 2 tác phẩm thơ đầu tiên của nền văn học Trung Quốc là Kinh Thi và Sở từ, cả 2 đều
là tuyển tập những bài ca, bài thì có tính chất tôn giáo, bài thì có tính chất lễ nghi, bài lại có tính
chất thế tục, ra đời trong các tình huống của đời thường. Muốn liên hệ chặt chẽ giữa 2 ngành
nghệ thuật này tất nhiên cũng ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của những người hoạt động trong
mỗi ngành. Các nhà thơ hướng tới một nhãn quan âm nhạc về vũ trụ, trong khi, chính các nhạc sĩ
lại tìm cách nội hiện (nội tại hóa) những cái hình ảnh do các nhà thơ sáng tạo. Một số yếu tố nội
tại của bản thân ngôn ngữ đã tăng cường mối quan hệ chung này giữa âm nhạc và thơ. Về mặt
ngữ âm, việc mỗi âm tiết gắn với một chữ ghi ý đã thiết lập nên một thể thống nhất sống động,
một đơn vị âm thanh và ý nghĩa, và hơn thế, do có vô số trường hợp đồng âm, hiện tượng số
lượng các âm tiết khu biệt trong tiếng Trung Quốc giảm thiểu một cách lạ lùng, tất cả đã đem lại
cho các âm tiết một giá trị âm thanh và biểu cảm có ý nghĩa cao, gần như giá trị mà người ta gán
cho mỗi tiếng trong cách thuyết minh về âm nhạc trên một nhạc cụ cổ. Về chủ đề nhạc tính, tiếng
Trung Quốc là tiếng có thanh điệu, vì mỗi âm tiết có những dấu thanh khác nhau, ngôn ngữ nói
của tiếng Hán có tính nhạc tuyệt vời. Ở phần cuối cùng, Francois Cheng đã nhắc đến quan niệm
về vũ trụ của Trung Quốc, trong giới hạn mà quan niệm ấy đem lại một ý nghĩa đầy đủ cho thơ
cũng như đối với các nghệ thuật khác. Nói một cách tối giản: Đạo nguyên sơ được quan niệm
như một cái không tối cao; từ đó sinh ra Một, đó là Khí nguyên sơ, Khí nguyên sơ sinh ra Hai,
Hai thể hiện thành 2 khí Âm và Dương; Âm Dương tác động lẫn nhau, chi phối và đem lại sinh
mệnh cho vạn vật. Sau đó Francois Cheng đã nêu 2 cách giải thích không cháy nhở nhau hoặc bổ
sung cho nhau về vị trí của cái Ba nằm giữa cái Hai và Vạn vật. Cuối cùng, tác giả đã nói qua
những phần tiếp theo để làm tiền đề cho các chương. Kết thúc phần “Dẫn luận”, Francois Cheng
khẳng định về thơ ca Trung Quốc: bất chấp sự khẳng định một trật tự ký hiệu học cũng như sự
khẳng định về việc tự phủ định của chính nó, những ký hiệu vẫn trường tồn, những ký hiệu bất
biến và độc lập với mọi sự thay đổi của thanh âm, nhờ chúng mà qua bao thế kỷ, một nền thơ ca
vẫn đến với chúng ta, “đang nói lên” bất tận và vẫn chứa y nguyên năng lực gợi cảm như trong
tất cả ánh sáng rực rở ở tuổi thanh xuân của nó.

You might also like

pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy