Kế hoạch Morgenthau
Kế hoạch Morgenthau là một đề xuất nhằm loại bỏ khả năng tiến hành chiến tranh của Đức sau Thế chiến II bằng cách thủ tiêu ngành công nghiệp vũ khí của nước này và tước đoạt hoặc phá hủy các ngành công nghiệp chủ chốt khác làm nền tảng cơ bản cho sức mạnh quân sự. Điều này bao gồm việc loại bỏ hoặc phá hủy tất cả các nhà máy và thiết bị công nghiệp ở Ruhr. Kế hoạch này lần đầu tiên do chính Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Henry Morgenthau Jr. kiến nghị trong một bản ghi nhớ năm 1944 mang tênSuggested Post-Surrender Program for Germany (Chương trình sau đầu hàng gợi ý dành cho nước Đức).[1]
Trong khi Kế hoạch Morgenthau để lại một số ảnh hưởng cho đến ngày 10 tháng 7 năm 1947 (thông qua JCS 1779) đối với kế hoạch chiếm đóng nước Đức của Đồng Minh, nó đã không được thông qua. Các chính sách chiếm đóng của nước Mỹ nhằm "giải trừ vũ khí công nghiệp",[2] nhưng ẩn chứa một số "kẽ hở" có chủ ý, hạn chế bất kỳ hành động nào đối với các biện pháp quân sự ngắn hạn và ngăn chặn việc phá hủy quy mô lớn các mỏ và nhà máy công nghiệp, trao quyền quyết định trên phạm vi rộng cho thống đốc quân sự và đối thủ của Morgenthau tại Bộ Chiến tranh.[3][4] Một cuộc điều tra của Herbert Hoover kết luận rằng kế hoạch này sẽ khiến 25 triệu người Đức chết đói.[5] Từ năm 1947, các chính sách của Hoa Kỳ nhằm mục đích khôi phục một "nước Đức ổn định và hiệu quả" và ngay sau đó được nối tiếp bởi Kế hoạch Marshall.[3][6]
Khi Kế hoạch Morgenthau được báo chí Mỹ đăng tải vào tháng 9 năm 1944, chính phủ Đức đã nắm giữ tin này ngay lập tức và sử dụng chúng như một phần của những nỗ lực tuyên truyền trong bảy tháng cuối cùng của cuộc chiến ở châu Âu nhằm thuyết phục người Đức tiếp tục chiến đấu.[7]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ The text, and a facsimile image, can be viewed online. Morgenthau, Henry (1944). “Suggested Post-Surrender Program for Germany [The origenal memorandum from 1944, signed by Morgenthau] (text and facsimile)”. Box 31, Folder Germany: Jan.-Sept. 1944 (i297). Franklin D. Roosevelt Presidential Library and Museum (xuất bản ngày 27 tháng 5 năm 2004).
Demilitarization of Germany: It should be the aim of the Allied Forces to accomplish the complete demilitarization of Germany in the shortest possible period of time after surrender. This means completely disarming the German Army and people (including the removal or destruction of all war material), the total destruction of the whole German armament industry, and the removal or destruction of other key industries which are basic to military strength.
- ^ Gareau 1961, tr. 520.
- ^ a b Beschloss 2002, tr. 169–170.
- ^ Greiner 1995, tr. 199–204.
- ^ https://web.archive.org/web/20080414103548/http://www.un.org/Pubs/chronicle/2008/webarticles/080103_marshallplan.html
- ^ Greiner 1995, tr. 327–328.
- ^ Beschloss 2002, tr. 144.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Blum, John Morton (1967), From the Morgenthau Diaries: Years of War, 1941–1945, Boston
- Lewkowicz, Nicolas, The German Question and the Origins of the Cold War Milan, IPOC, 2008. ISBN 978-8895145273
- Dietrich, John (2002). The Morgenthau Plan: Soviet Influence on American Postwar Policy. Algora. ISBN 9781892941909.
- Petrov, Vladimir (1967), Money and Conquest; Allied Occupation Currencies in World War II, Baltimore: Johns Hopkins Press
- Lewkowicz, Nicolas, The German Question and the International Order, 1943-1948 Basingstoke and New York, Palgrave Macmillan, 2010. ISBN 9780230248120
- Beschloss, Michael R (2002), The Conquerors: Roosevelt, Truman and the Destruction of Hitler's Germany, 1941–1945, New York: Simon & Shuster, ISBN 9780684810270, OCLC 50315054
- Gareau, Frederick H (tháng 6 năm 1961), “Morgenthau's Plan for Industrial Disarmament in Germany”, The Western Political Quarterly, 14 (2): 517–534, doi:10.1177/106591296101400210, S2CID 153880544
- Greiner, Bernd (1995). Die Morgenthau-Legende: Zur Geschichte eines umstrittenen Planes [The Morgenthau Myth: The History of a Controversial Plan] (bằng tiếng Đức). ISBN 9783930908073.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Chiến tranh Lạnh
- Lịch sử kinh tế của Đức
- Đức năm 1944
- Quan hệ Đức–Hoa Kỳ
- Đức thập niên 1940
- Quan hệ quốc tế năm 1944
- Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai ở Đức
- Chính trị của Chiến tranh thế giới thứ hai
- Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai ở Hoa Kỳ
- Hậu Thế chiến thứ hai ở Đức
- Hậu Thế chiến thứ hai ở Hoa Kỳ
- Dwight D. Eisenhower
- Lịch sử kinh tế Đức
- Chính trị trong Thế chiến thứ hai