Content-Length: 475811 | pFad | http://vi.wikipedia.org/wiki/Venice

Venezia – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Venezia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Venice)
Venezia
Venezia (tiếng Ý)
Venesia (tiếng Veneto)
—  Comune  —
Comune di Venezia
Một số cảnh quan của Venezia: trên bên trái là Quảng trường San Marco, sau đó là cảnh thành phố, Grand Canal, và bên trong La Fenice và cuối cùng là đảo San Giorgio Maggiore

Hiệu kỳ

Huy hiệu
Vị trí của Venezia
Map
Venezia trên bản đồ Ý
Venezia
Venezia
Venezia trên bản đồ Veneto
Venezia
Venezia
Vị trí của Venezia tại Ý
Quốc giaÝ
VùngVeneto
TỉnhVenezia (VE)
Đặt tên theoVeneti
FrazioniChirignago, Favaro Veneto, Mestre, Marghera, Murano, Burano, Giudecca, Lido, Zelarino
Chính quyền
 • Thị trưởngLuigi Brugnaro (Đảng Dân chủ)
Diện tích[1]
 • Tổng cộng414,57 km2 (16,007 mi2)
Độ cao0 m (0 ft)
Dân số (2009-04-30)[2]
 • Tổng cộng270.660
 • Mật độ6,5/km2 (17/mi2)
Tên cư dânVeneziano
Venetians (Tiếng Anh)
Múi giờUTC+1, UTC+2
 • Mùa hè (DST)CEST (UTC+2)
Mã bưu chính30100
Mã điện thoại041
Mã ISO 3166IT-VE
Thành phố kết nghĩaIsfahan, Baku, Istanbul, Lisboa, Nice, Sarajevo, Tô Châu, Tallinn, Nürnberg, Thessaloniki, Sankt-Peterburg, Tel Aviv, Lübeck, Aveiro, Trieste, Piran, Dubrovnik, Yerevan, Rimini, Tirana, Basra, Fort Lauderdale, Aksaray, Larnaca Municipality, Contrada della Chiocciola, Dương Châu
Thánh bảo trợSt. Mark the Evangelist
Ngày thánh25 tháng 4
WebsiteWebsite chính thức
Venice và đầm phá của nó
Di sản thế giới UNESCO
Venice vào mùa thu, với Cầu Rialto ở hậu cảnh
Tiêu chuẩnCultural: i, ii, iii, iv, v, vi
Tham khảo394
Công nhận1987 (Kỳ họp 11)
Venice

Venezia (tiếng Anh: Venice, /ˈvɛnɪs/ VEN-iss, tiếng Ý: Venezia, tiếng Ý: [veˈnɛttsja] )[note 1], thường gọi "thành phố của các kênh đào" và La Serenissima, là thủ phủ của vùng Veneto và của tỉnh VeneziaÝ. Trong tiếng Việt, thành phố này được gọi là Vơ-ni-dơ (phiên âm từ Venise trong tiếng Pháp). Thành phố này có nhiều biệt danh như "La Dominante", "Serenissima", "Nữ hoàng của biển Adriatic", "Thành phố nước", "Thành phố của Mặt nạ", "Thành phố của những cây cầu", "Thành phố nổi", và "Thành phố kênh đào."

Dân số là 260.897 (thống kê ước tính vào 1 tháng 1 năm 2018). Cùng với Padova, Venezia nằm trong khu đô thị Padova-Venezia với dân số 1.600.000.

Thành phố trải ra trên nhiều đảo nhỏ trong khu vực Phá Venezia dọc theo biển Adriatic ở đông bắc nước Ý. Vùng phá nước mặn này trải dọc theo đường biển giữa các cửa sông Po (phía nam) và sông Piave (phía bắc). Dân số ước lượng là 272.000 người tính luôn cả dân số toàn bộ comune của Venezia; thành phố lịch sử của Venezia (Centro storico) có dân số khoảng 62.000, trong khi khoảng 176.000 sống ở Terraferma (nghĩa đen là "đất khô", nó là vùng phá mở rộng) và 31.000 sống trên các đảo khác của phá.

Nước Cộng hòa Venezia từng là một đế quốc hàng hải và một khu vực chuẩn bị cho các cuộc Thập tự chinh, cũng như là một trung tâm thương mại quan trọng (đặc biệt là thương mại gia vị) và nghệ thuật trong thời Phục hưng. Thành phố-quốc gia Venise được coi là trung tâm tài chính quốc tế thực sự đầu tiên trên thế giới, nổi lên vào thế kỷ thứ 9 và đạt đến thời kì hoàng kim trong thế kỷ thứ 14 [3]. Điều này làm cho Venise trở thành một thành phố giàu có trong suốt phần lớn lịch sử của nó [4]. Sau Chiến tranh NapoléonHội nghị Vienne, Cộng hòa Venise đã bị Đế quốc Áo sáp nhập, cho đến khi nó trở thành một phần của Vương quốc Ý vào năm 1866, sau một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ngay khi Chiến tranh Độc lập lần thứ ba của Ý vừa kết thúc. Venise đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử âm nhạc giao hưởng và nhạc kịch, đây cũng là quê hương của nhà soạn nhạc vĩ đại người Ý Antonio Vivaldi [5]. Mặc dù thành phố đang đối mặt với một số thách thức lớn (bao gồm khó khăn về tài chính, ô nhiễm, số lượng khách du lịch quá nhiều) [6][7][8], Venise vẫn là một điểm đến du lịch rất phổ biến, một thành phố mang tính biểu tượng của đất nước Ý và đã được xếp hạng là thành phố đẹp nhất thế giới [9][10].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí của Venezia trong Ý và Phá Venezia
Ảnh trên không của Venezia năm 2017, với Kênh Lớn (Canal Grande) ở chính giữa

Nguồn gốc và lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như truyền thuyết thì Venezia được thành lập năm 421 bởi những người La Mã chạy trốn khỏi người Goth. Tuy vậy, không có những ghi chép lịch sử nào nói về nguồn gốc của Venezia. Thành phố có lẽ là đã hình thành từ sự gia nhập ồ ạt của những người tị nạn và vùng đầm lầy cửa sông Po theo sau sự xâm lược tàn phá phía đông bắc nước Ý bắt đầu bởi Quadi và Marcomanni trong năm 166-168, những người tàn phá khu trung tâm chính trong khu vực này, nay là Oderzo. Sự chống trả của người La Mã bị lật đổ vào đầu thế kỉ thứ 5 bởi những người Visigoth và, khoảng 50 sau đó, bởi người Hun dẫn đầu bởi Attila.

Cuộc xâm lược cuối cùng và kéo dài nhất là của người Lombard vào năm 568: lần này đã để lại Đế chế La Mã miền Đông một dải đất nhỏ dọc theo bờ biển của vùng bây giờ là Veneto, và những thể chế hành chính và tôn giáo do đó đã được chuyển về giáo xứ còn lại này. Các cảng mới được xây dựng, bao gồm cả những cảng ở Malamocco và Torcello trong vùng Phá Venezia. Sự thống trị của người Byzantine ở vùng trung và bắc nước Ý bị quét sạch gần hết bởi sự chinh phạt của Exarchate của Ravenna (exarchate là một tỉnh thuộc Đế chế Byxantine, nằm xa thành Constantinopolis) vào năm 751 bởi Aistulf. Trong giai đoạn này thống đốc Byzantine địa phương ("công tước", sau này là "doge") đóng tại Malamocco: khu dân cư trên các hòn đảo trong phá có lẽ tăng lên theo tương ứng cùng với sự chinh phạt của Lombard trên các lãnh thổ Byzantine. Trong năm 775-776 vị trí cha xứ của Olivolo (Helibolis) được tạo ra. Trong suốt triều đại của công tước Agnello Particiaco (811-827) nơi công tước đồn trú được di chuyển từ Malamocco đến nơi được bảo vệ tốt nhất là đảo Rialto (Rivoalto, "Bờ cao"), địa điểm hiện nay của Venezia. Nơi này lần lượt tu viện St. Zachary được xây dựng, cung điện công tước đầu tiên và nhà thờ Thánh Máccô, cũng như một tường phòng thủ (civitatis murus) giữa Olivolo và Rialto. Vào năm 828 sự nổi tiếng của thành phố được tăng lên vì những thánh vật (cưỡng đoạt từ Alexandrie) được đặt vào nhà thờ mới xây Thánh Máccô. Quyền lực nhà thờ cũng được di chuyển về Rialto. Khi cộng đồng tiếp tục phát triển và quyền lực Byzantine giảm dần đi, một đặc tính chống phương Đông tăng dần, dẫn đến sự phát triển của tính tự lập và cuối cùng là độc lập.

Mở rộng

[sửa | sửa mã nguồn]
Venezia và các phá
Di sản thế giới UNESCO
Tập tin:Doge's Palace facing the sea (Venice).jpg
Tiêu chuẩnVăn hóa: i, ii, iii, iv, v, vi
Tham khảo394
Công nhận1987 (Kỳ họp 11)

Từ thế kỉ thứ 9 đến thế kỉ 12 Venezia phát triển thành một thành quốc (một thalassocracy kiểu Ý hay là Repubblica Marinara, và ba thành phố tương tự là Genova, PisaAmalfi). Vị trí chiến lược tại điểm địa đầu của biển Adriatic đem lại thế mạnh về thủy quân và kinh tế của thành Venezia là điều không thể chối cãi được. Thành phố trở thành một trung tâm phồn thịnh về thương mại giữa vùng Tây Âu và phần còn lại của thế giới (đặc biệt là Đế chế Byzantine và thế giới Hồi giáo).

Vào thế kỉ 12 những thứ quan trọng cho thế mạnh của Venezia được xây dựng: Kho đạn Venezia được bắt đầu xây vào 1104; Venezia thu tóm quyền điều khiển đèo Brenner từ Verona vào năm 1178, mở ra một đường huyết mạch cho bạc đến từ Đức; doge (tổng trấn) cuối cùng thuộc giai cấp quý tộc, Vitale Michiele, qua đời vào năm 1172.

Cộng hòa Venezia chiếm các bờ phía đông của biển Adriatic trước năm 1200, chủ yếu vì các lý do thương mại, bởi vì cướp biển đóng ở khu vực đó là mối đe dọa cho thương mại. Vị Doge, lúc đó, đã là Công tước của Dalmatia và Công tước của Istria. Các vùng đất sở hữu sau này, trải rộng từ Hồ Garda đến xa về phía tây tận sông Adda, được biết đến như là "Terraferma", là được chiếm một phần như là một vùng đệm chống lại các nước nguy hiểm xung quanh, một phần bảo đảm con đường thương mại qua dãy Alpes, và một phần bảo đảm sự cung ứng của lúa mì từ lục địa, mà thành phố phải dựa vào. Trong việc xây dựng thành một đế chế hàng hải, nước cộng hòa này đã đoạt điều điều khiển hầu hết các đảo trong vùng Biển Égée, bao gồm cả KyprosCrete, và trở thành một mối lái quyền lực chủ đạo trong vùng Cận Đông. Bằng những tiêu chuẩn của thời điểm đó, sự điều khiển của Venezia đối với các vùng đất lục địa của nó tương đối khá là sáng sủa công dân của các thành phố chẳng hạn như Bergamo, BresciaVerona đã nổi dậy bảo vệ chủ quyền của Venezia khi bị đe dọa bởi quân xâm lược.

Cảnh Venezia về phía đảo San Giorgio Maggiore nhìn từ tháp chuông của nhà thờ St Mark

Venezia trở thành một đế chế sau cuộc Thập tự chinh thứ 4, một cuộc chiến mà nhờ có sự tham gia của Venezia thành Constantinopolis đã đổ vào năm 1204 để thiết lập Đế chế Latin; Venezia tự tạo ra một vùng ảnh hưởng gọi là Duchy of the Archipelago. Không may, sự chiếm lĩnh Constantinopolis cuối cùng chứng minh giống như là sự kết thúc của Đế chế Byzantine cũng như sự thất thủ của phong cách Anatolian theo sau Manzikert. Mặc dù người Hy Lạp tái chiếm thành phố bị tàn phá và Đế chế nửa thế kỉ sau đó, Đế chế Byzantine trên thực tế là không còn quyền lực, và tồn tại như một bóng ma trên phần cũ của nó cho đến khi Tiểu vuơng Mehmet Người chinh phục chiếm thành phố vào năm 1453. Nhiều thứ bị cướp đi trong thời chiến được mang trở lại Venezia, bao gồm cả Sư tử có cánh của thánh Mác, một biểu trưng của Venezia. Chỉ có những tàu Venezia có thể chuyên chở hiệu quả người, đồ tiếp tế và đặc biệt là ngựa chiến.

Venezia bắt đầu mất đi vị trí như là một trung tâm thương mại quốc tế sau sự chấm dứt của thời Phục hưng. Tuy vậy, đế chế Venezia là một nơi xuất khẩu chính các sản phẩm nông nghiệp và, cho đến giữa thế kỉ 18, là một trung tâm sản xuất.

Venezia hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ trung tâm lịch sử Venezia

Sau 1070 năm, nước Cộng hòa mất quyền tự chủ khi Napoléon Bonaparte vào ngày 12 tháng 5 năm 1797, chinh phục Venezia trong Chiến dịch liên minh lần thứ nhất. Nhà chinh phạt người Pháp đã chấm dứt thế kỉ hoành tráng nhất của thành phố trong lịch sử của nó: Chính là trong giai đoạn Settecento (1700s) mà có lẽ Venezia trở thành một thành phố tráng lệ nhất ở châu Âu, ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật, kiến trúc, và văn học. Napoléon được xem như là một người giải phóng bởi dân Do Thái của thành phố, mặc dù không có nơi nào khác trên nước Ý mà họ đã sống qua nhiều thế kỉ có ít giới hạn hơn Venezia. Ông phá bỏ những cổng của Ghetto và chấm dứt các hạn chế về địa điểm và thời gian mà người Do Thái có thể sống và đi lại trong thành phố.

Venezia trở thành một phần của Áo khi Napoléon ký Hòa ước Campo Formio vào 12 tháng 10 1797. Những người Áo chiếm thành phố vào 18 tháng 1 năm 1798. Nó được lấy khỏi Áo bởi Hòa ước Pressburg vào năm 1805 và trở thành một phần của Vương quốc Ý của Napoléon, nhưng được trả lại cho Áo sau thất bại của Napoléon vào năm 1814, khi nó trở thành một phần của Vương quốc Lombardy-Venetia điều khiển bởi Áo. Vào năm 1848-1849 một cuộc cách mạng tái thiết lập Cộng hòa Venezia trong một thời gian ngắn. Vào năm1866, theo sau cuộc chiến sáu tuần, Venezia, cùng với phần còn lại của Venetia, trở thành một phần của Ý.

Từ sau 1797, thành phố xuống cấp trầm trọng, với nhiều dinh thự cổ và các tòa nhà khác bị bỏ hoang và rơi vào trạng thái không sửa chữa được, mặc dù Lido trở thành một bãi biển du lịch nổi tiếng vào thế kỉ thứ 19.

Trong thế kỷ 20, việc khai thác nước từ các tầng chứa nước đã khiến cho Venise bị chìm dần. Quá trình chìm đã chậm lại rõ rệt kể từ khi các giếng khoan bị cấm trong những năm 1960. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn bị đe dọa bởi các trận lụt thường xuyên ở mức độ thấp (gọi tắt là Acqua alta, "nước cao") khiến cho mực nước dâng lên một tầm cao hơn khoảng vài cm so với các cầu cảng của thành phố, thường xảy ra do thủy triều. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thành phố tiếp tục chìm với tốc độ tương đối chậm là 1222 mm mỗi năm [11][12];

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Ponte dei Sospiri, Cầu Những Tiếng Thở Dài.
Một kênh nhỏ ở Venezia (Rio della Verona)
Gondola đang đậu tại bến trên kênh đào chính của Venezia.

Venezia nổi tiếng với những kênh đào của nó. Nó được xây dựng trên một quần đảo với 118 đảo tạo thành bởi khoảng 150 kênh đào và một cái phá cạn. Những hòn đảo trên đó thành phố được xây dựng được nối với nhau bằng khoảng 400 cái cầu. Trong trung tâm cũ, những kênh đào đóng vai trò như những con đường, và mọi dạng giao thông là trên nước hoặc đi bộ. Vào thế kỉ 19 một đường chính vào đất liền đem đến một trạm xe lửa đến Venezia, và một đường cho xe hơi cùng bãi đậu được thêm vào trong thế kỉ 20. Vượt qua khỏi những đường vào trên bộ ở cạnh phía bắc thành phố, giao thông bên trong thành phố vẫn là, như trong nhiều thế kỉ trước, hoàn toàn trên nước hoặc đi bộ. Venezia là khu đô thị rộng nhất châu Âu không có xe hơi, duy nhất ở châu Âu trong việc duy trì hoạt động như một thành phố bình thường trong thế kỉ 21 hoàn toàn không dựa vào xe ô tô hay xe tải.

Thuyền Venezia cổ điển là chiếc gondola, dù cho ngày nay nó được dùng chủ yếu cho du khách, hay cho đám cưới, đám ma, hay các dịp lễ khác. Đa số người Venezia ngày nay đi lại bằng thuyền gắn máy ("vaporetti") đi lại trên các tuyến dọc theo các kênh đào chính và giữa các hòn đảo trong thành phố. Thành phố này cũng có nhiều thuyền tư nhân. Những gondola vẫn còn được sử dụng phổ biến bởi người Venezia là những traghetti, những phà chuyên chở khách bộ hành băng ngang Kênh đào Chính của Venezia tại một số điểm nhất định không có cầu.

Venezia được phục vụ bởi một sân bay mới, Sân bay quốc tế Marco Polo, hay là Aeroporto di Venezia Marco Polo, đặt tên theo người công dân nổi tiếng sinh ra ở đây. Sân bay này là trên đất liền và được xây lại cách xa bờ biển để du khách phải đi xe bus đển cảng, rồi từ đó sử dụng taxi nước hay thuyền máy (waterbus) Alilaguna.

Các thắng cảnh chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Kênh đào chính
Vương cung thánh đường Thánh Máccô
Cầu Rialto trên kênh Canal Grande tại Venezia, Ý

Các sestieri là các phân chia truyền thống chủ yếu của Venezia. Thành phố được chia ra thành sáu quận Cannaregio, San Polo, Dorsoduro (gồm cả Giudecca), Santa Croce, San MarcoCastello (gồm cả San Pietro di CastelloSant'Elena).

Piazza và campi của Venezia

[sửa | sửa mã nguồn]

Piazza và campi đều nghĩa là các quảng trường; trong đó piazza với nghĩa là quảng trường lớn, quảng trường chính và chỉ có ba quảng trường ở Venezia mang tên piazza, còn lại campi là các quảng trường nhỏ hơn.

Cung điện và palazzi

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tòa nhà khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu và các kênh đào

[sửa | sửa mã nguồn]
Venezia và ngoại vi với màu giả, nhìn từ vệ tinh TERRA. Vị trí trên cùng của hình là phía bắc.

Các khu xung quanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Venezia trong văn hóa, nghệ thuật và tiểu thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]
Kênh Lớn nhìn từ Palazzo Flangini, tranh vẽ của Canaletto khoảng năm 1738.

Trong thế kỉ thứ 14, nhiều đàn ông Venezia bắt đầu bận những quần sặc sỡ bó chặt, những kiểu cho thấy là họ thuộc về Compagnie della Calza ("Câu lạc bộ quần dài"). Thượng viện thông qua luật chi tiêu, nhưng những thứ này chỉ đem lại kết quả trong các thay đổi về thời trang để lách qua luật đó. Các bộ quần áo ít màu được mặc bên trên các bộ quần áo sặc sỡ, mà được cắt sao cho làm lộ ra những màu sắc bị che đi — kết quả là sự phổ biển lan rộng của các thời trang đàn ông "slashed" trong thế kỉ 15.

Trong thế kỉ 16, Venezia trở thành một trong những trung tâm âm nhạc quan trọng của châu Âu, được đánh dấu bằng một kiểu sáng tác đặc trưng (trường phái Venezia) và sự phát triển của dàn nhạc giao hưởng kiểu Venezia dưới các nhà soạn nhạc chẳng hạn như Adrian Willaert, người đã từng làm việc tại San Marco. Venezia là một trung tâm in ấn âm nhạc sớm nhất; Ottaviano Petrucci bắt đầu xuất bản âm nhạc ngay khi kỹ thuật này ra đời, và xí nghiệp in của ông giúp thu hút các nhà soạn nhạc trên khắp châu Âu, đặc biệt là từ PhápVlander. Cho đến cuối thế kỉ, Venezia nổi tiếng về sự huy hoàng của âm nhạc sáng tác ở đó, được ví dụ trong "kiểu hoành tráng" của AndreaGiovanni Gabrieli, và họ sử dụng nhiều nhóm nhạc cụ và ca sĩ khác nhau cùng một lúc.

Canvas (bề mặt vẽ tranh sơn dầu phổ biến) bắt nguồn từ Venezia trong đầu thời phục hưng. Những bức nền vẽ đầu tiên nhìn chung là thô nhám.

Kênh lớn, đoạn từ cầu Rialto đến Ca' Foscari

Cuộc sống vào những năm 1750 ở Venezia được minh họa bằng cuốn tự truyện A Venetian Affair, dựa trên những bức thư tình dạt dào của một quý tộc Venezia và người tình mang nửa dòng máu người Anh của ông.

Một chân dung đáng kể đến, không xu nịnh, về chính trị Venezia xuất hiện trong tác phẩm The Bravo của tiểu thuyết gia người Mỹ James Fennimore Cooper, xuất bản năm 1831. Một bravo là một kẻ đi ám sát được thuê bởi nhà nước, thường thi hành nhiệm vụ của mình với một stiletto. Tiểu thuyết của Cooper mô tả Venezia như là một chế độ độc tài độc ác, điều hành thông qua âm mưu và ám sát, được che mặt nạ bởi sự ôn hòa của Repubblica Serenissima (Nền cộng hòa bình yên).

Các tác phẩm lớn có liên quan đến Venezia bao gồm:

Văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin khác

[sửa | sửa mã nguồn]
Cảnh Venezia nhìn từ Gác chuông San Marco.

Các nhân vật nổi tiếng có liên quan tới Venezia

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với những người sinh ra tại Venezia, xem Người Venezia. Những nhân vật nổi tiếng có liên quan tới thành phố bao gồm:

Các từ nước ngoài có nguồn gốc từ Venezia

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Superficie di Comuni Province e Regioni italiane al 9 ottobre 2011”. Viện Thống kê Quốc gia. Truy cập 16 tháng 3 năm 2019.
  2. ^ “Popolazione Residente al 1° Gennaio 2018”. Viện Thống kê Quốc gia. Truy cập 16 tháng 3 năm 2019.
  3. ^ Coispeau, Olivier (ngày 10 tháng 8 năm 2016). Finance Masters: A brief history of international financial centers in the last millennium (bằng tiếng Anh). World Scientific. ISBN 9789813108844.
  4. ^ “Venetian Music of the Renaissance”. Vanderbilt.edu. ngày 11 tháng 10 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  5. ^ Chambers, David (1992). Venice: A documentary history. England: Oxford. tr. 78. ISBN 0-8020-8424-9.
  6. ^ Worrall, Simon (ngày 16 tháng 10 năm 2016). “Tourists could destroy Venice — If floods don't first” (bằng tiếng Anh). National Geographic. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ Buckley, Jonathan (ngày 2 tháng 11 năm 2016). “When will Venice sink? You asked Google – Here's the answer”. The Guardian. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  8. ^ “Venice just banned mega cruise ships from sailing through the city”. The Independent. UK. ngày 8 tháng 11 năm 2017.
  9. ^ “Top 10 most Beautiful Cities in the World 2017”. ngày 28 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019.
  10. ^ “Top 10 most Beautiful Cities in the World 2018”. 2 tháng 9 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019.
  11. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2015.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  12. ^ “City of Venice – Subsidence and eustatism”. comune.venezia.it.
  13. ^ “Venezia/Tessera (VE)” (PDF). Servizio Meteorologico. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ “STAZIONE 105 VENEZIA TESSERA medie mensili periodo 61 - 90”. Servizio Meteorologico. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm dạng học thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chambers, D.S. (1970). The Imperial Age of Venise, 1380-1580. London: Thames & Hudson. The best brief introduction in English, still completely reliable.
  • Contarini, Gasparo (1599). The Commonwealth and Gouernment of Venise. Lewes Lewkenor, trsl. London: "Imprinted by I. Windet for E. Mattes." The most important contemporary account of Venise's governance during the time of its blossoming. Also available in various reprint editions.
  • Drechsler, Wolfgang (2002). "Venise Misappropriated." Trames 6(2), pp. 192–201. A scathing review of Martin & Romano 2000; also a good summary on the most recent economic and political thought on Venise. For more balanced, less tendentious, and scholarly reviews of the Martin-Romano anthology, see "The Historical Journal" (2003) "Rivista Storica Italiana" (2003).
  • Grubb, James S. (1986). "When Myths Lose Power: Four Decades of Venetian Historiography." Journal of Modern History 58, pp. 43–94. The classic "muckraking" essay on the myths of Venise.
  • Martin, John Jeffries and Dennis Romano (eds). Venise Reconsidered. The History and Civilization of an Italian City-State, 1297-1797. Baltimore, MD: Johns Hopkins UP. The most recent collection on essays, many by prominent scholars, on Venise.
  • Muir, Edward (1981). Civic Ritual in Renaissance Venise. Princeton, NJ: Princeton UP. The classic of Venetian cultural studies, highly sophisticated.
  • Rösch, Gerhard (2000). Venedig. Geschichte einer Seerepublik. Stuttgart: Kohlhammer. In German, but the most recent top-level brief history of Venise.
  • Ruskin, John (1853). The Stones of Venise. Abridged edition Links, JG (Ed), Penguin 2001. ISBN 0-14-139065-4. Seminal work on architecture and society
  • di Robilant, Andrea (2004). A Venetian Affair. Harper Collins. ISBN 1-84115-542-X Biography of Venetian nobleman and lover, from correpondence in the 1750s.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin ở Venezia

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ và tour du lịch ảo

[sửa | sửa mã nguồn]



Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “note”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="note"/> tương ứng









ApplySandwichStrip

pFad - (p)hone/(F)rame/(a)nonymizer/(d)eclutterfier!      Saves Data!


--- a PPN by Garber Painting Akron. With Image Size Reduction included!

Fetched URL: http://vi.wikipedia.org/wiki/Venice

Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy