Content-Length: 139596 | pFad | http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A0_l%C3%A1ch

Xà lách – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Xà lách

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xà lách
Xà lách ở miền Nam Việt Nam
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Asterales
Họ (familia)Asteraceae
Chi (genus)Lactuca
Loài (species)L. sativa
Danh pháp hai phần
Lactuca sativa
L.
Danh pháp đồng nghĩa[1]
  • Lactuca capitata (L.) DC.
  • Lactuca crispa (L.) Roth
  • Lactuca dregeana DC.
  • Lactuca laciniata Roth
  • Lactuca palmata Willd.
  • Lactuca sativa subsp. asparagina (L.H.Bailey) Janch.
  • Lactuca sativa subsp. capitata (L.) Schübl. & G.Martens
  • Lactuca sativa subsp. crispa (L.) Schübl. & G.Martens
  • Lactuca sativa subsp. longifolia (Lam.) Alef.
  • Lactuca sativa subsp. minii Hadidi
  • Lactuca sativa subsp. romana Schübl. & G.Martens
  • Lactuca sativa var. sativa
  • Lactuca sativa subsp. sativa
  • Lactuca sativa subsp. secalina Alef.
  • Lactuca scariola var. sativa (L.) Boiss.
  • Lactuca scariola var. sativa Moris

Xà lách[2] hay còn gọi cải bèo[2]cải tai bèo[3] (danh pháp khoa học: Lactuca sativa) là loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc được nhà thực vật L. mô tả khoa học lần đầu năm 1753.[1] Nó thường được trồng làm rau ăn lá, đặc biệt trong món xa lát, bánh mì kẹp, hăm-bơ-gơ và nhiều món ăn khác.

Ngoài ra nó còn được gọi là rau diếp[3], được biết đến từ thời xa xưa vì đặc tính giải khát, tinh khiết và giúp an thần của nó. Tên của nó bắt nguồn từ loại nước trắng đục (cao su) chảy rỉ ra từ thân cây rau sau khi được cắt

Loài Lactuca sativa gồm các loại như:[4]

  • Iceburg Lettuce hay Iceberg/crisphead (Xà lách Mỹ): Lớp lá bên ngoài xanh hơn và lớp lá bên trong trắng hơn. Loại này phổ biến nhất vì có kết cấu lá giòn, mùi vị nhẹ nhàng và có nhiều nước. Nó là một nguồn chứa nhiều chất choline (một chất amin tự nhiên, C5H15NO2, thường được xếp vào loại vitamin B complex, và là thành phần của nhiều phân tử sinh học quan trọng khác, chẳng hạn như acetylcholine và lecithin).
  • Romaine Lettuce hoặc Cos Lettuce (Xà lách Romaine, rau diếp): Có lá xanh đậm và dài. Nó có kết cấu lá giòn và hương vị đậm đà hơn các loại khác. Là một nguồn chứa nhiều vitamin A, C, B1 và B2, và axit folic.
  • Butterhead Lettuce (Xà lách mỡ): Đây là loại xà lách có lá lớn và được sắp xếp "lỏng lẻo", và rất dễ dàng tách ra từ thân của nó. Nó có kết cấu lá mềm hơn, với hương vị ngọt ngào so với họ hàng của nó.
  • Loose-leaf Lettuce (Xà lách lô lô): Như tên gọi của nó, loại này có lá sắp xếp rời rạc, có tàng lá rộng và xoăn. Nó có hương vị nhẹ và kết cấu lá hơi giòn.
  • Celtuce (Rau diếp ngồng): Lá cây màu xanh, thỉnh thoảng có thể là tía, phiến lá thuôn dài và không phẳng. Lá có thể ăn sống được hoặc luộc qua. Thân thẳng có vỏ màu trắng, phần bên trong mềm, chưa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn được thông qua luộc, nấu canh, nướng hoặc xào.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b The Plant List (2013). Lactuca sativa. Truy cập 17 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ a b Phạm Hoàng Hộ; Cây cỏ Việt Nam - tập 3; Nhà xuất bản Trẻ - 1999; Trang 313.
  3. ^ a b Trương Vĩnh Ký; Vocabulaire annamite-français: mots usuels, noms techniques, scientifiques et termes administratifs; Nhà xuất bản Rey et Curiol - 1887; Trang 93.
  4. ^ Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập III. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 393.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]










ApplySandwichStrip

pFad - (p)hone/(F)rame/(a)nonymizer/(d)eclutterfier!      Saves Data!


--- a PPN by Garber Painting Akron. With Image Size Reduction included!

Fetched URL: http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A0_l%C3%A1ch

Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy