2S1 Gvozdika
2S1 Gvozdika | |
---|---|
Loại | Pháo tự hành |
Nơi chế tạo | Liên Xô |
Lược sử hoạt động | |
Sử dụng bởi | Liên Xô Việt Nam |
Thông số | |
Vũ khí chính | Đại bác 2A18 122mm |
Động cơ | YaMZ-238N diesel 220 kW (300 hp) |
Hệ thống treo | thanh xoắn |
Tầm hoạt động | 500 km |
Tốc độ | 60 km/h trên đường
30 km/h trên đường mòn 4,5 km/h trên mặt nước |
2S1 Gvozdika (tiếng Nga: 2С1 "« Гвоздика "," Hoa cẩm chướng '), cũng được gọi là SU-122 trong biên chế của Việt Nam, là một loại lựu pháo tự hành của Liên Xô dựa trên cơ sở xe tăng hạng nhẹ PT-76 nhưng thay vào đó là pháo 2A18 122mm, thật ra khung gầm của 2S1 lại là xe bọc thép chở quân MT-LB, chỉ có kết cấu thiết kế của 2S1 dựa trên xe tăng PT-76 mà thôi. Nó được Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên Xô (GRAU) đặt tên là 2S1 Gvozdika.[1]
Sản xuất
[sửa | sửa mã nguồn]Phiên bản 2S1 đầu tiên ra đời năm 1969. Nó trang bị tại Liên Xô năm 1970 và nước đầu tiên ngoài Liên Xô sử dụng 2S1 là Ba Lan, nó gia nhập quân đội Ba Lan năm 1974. Quân đội Mỹ và NATO gọi nó là pháo M1974. Các mẫu pháo M1974 vẫn được các nước Bungari, Ba Lan và Nga sản xuất.[2]
Lịch sử và tính năng
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyên mẫu của nó được hoàn thành năm 1969 và được trang bị cho Quân đội Liên Xô vào năm 1970. 2S1 được các nước trong khối xã hội chủ nghĩa tiếp nhận vào năm 1974.Do có khung gầm dựa trên loại xe bọc thép lội nước MT-LB nên 2S1 cũng có thể lội nước với tốc độ chậm 4,5 km/h.
Với pháo 122mm nó có nhiệm vụ tiêu diệt và chế áp lực lượng cơ động, các hỏa điểm của bộ binh, phá hủy các loại công sự dã chiến, vượt qua các bãi mìn, các chướng ngại vật (hàng rào thép gai), đấu lại các loại pháo, súng cối và phương tiện bọc thép của đối phương.[1]
Các quốc gia sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Các quốc gia còn sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Algeria 145
Azerbaijan - 81
Belarus - 246
Bulgaria - 506
Croatia - 10
Eritrea - 20
Finland - 72
Georgia 48
Ấn Độ -110
Kazakhstan - 10
Ba Lan - 533
Serbia - 72
Slovakia - 49
Syria - 400
Ukraine - 638
Uruguay - 6
Các nước từng sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Các cuộc xung đột
[sửa | sửa mã nguồn]- Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất
- Chiến tranh Nam Ossetia 2008
- Chiến tranh vùng Vịnh (lần 1-2)
- Chiến tranh Kosovo
- Chiến tranh Chechnya lần thứ hai
- Nội chiến Libya (2011)
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
- ^ a b http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Xem-bich-kich-phao-122-mm-2S1-Gvozdika-cua-Nga-na-dan-that-P1/133310.gd
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.