Bước tới nội dung

Nhạc pop Iran

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhạc pop Iran (tiếng Ba Tư: موسیقی پاپ ایرانی; tiếng Anh: Iranian pop music) ý chỉ dòng nhạc pop bắt nguồn từ Iran, với các bài hát được thể hiện chủ yếu bằng tiếng Ba Tư và các ngôn ngữ địa phương của quốc gia này. Dòng nhạc này còn được biết đến rộng rãi ở các nước phương Tây với tên gọi "nhạc pop Ba Tư" hay "nhạc pop tiếng Ba Tư" (tiếng Anh: Persian pop music).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc đại chúng Iran thời kỳ đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của dòng nhạc pop Iran có niên đại từ thời kỳ nhà Qajar thế kỷ 19.[1] Sau khi radio được phát minh vào năm 1930 và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một dạng nhạc đại chúng đã nổi lên và bắt đầu phát triển ở Iran.[1]

Nam ca sĩ Viguen, vị "Sultan" (ông hoàng) của dòng nhạc pop và nhạc jazz Iran.[2][3][4]

Những năm 1950 - 1970

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng nhạc pop chịu ảnh hưởng phương Tây của Iran nổi lên vào thập niên 1950.[4] Cho đến trước những năm 1950, ngành công nghiệp âm nhạc Iran bị chi phối bởi các ca sĩ truyền thống.[4] Nam ca sĩ Viguen, vốn được xem như vị "Sultan" (ông hoàng) của dòng nhạc pop và nhạc jazz Iran, là người đi đầu trong cuộc cách mạng này.[2][3][4][5] Ông là một trong những ca sĩ đầu tiên của Iran biểu diễn cùng với cây guitar.[4]

Một vài trong số những nghệ sĩ nhạc pop cổ điển Iran gồm có Andy, Aref, Dariush, Ebi, Faramarz Aslani, Farhad, Fereydun Farrokhzad, Giti Pashaei, Googoosh, Hassan Shamaizadeh, Haydeh, Homeyra, Leila Forouhar, Mahasti, Bijan Mortazavi, Nooshafarin, Parviz Maghsadi, Ramesh, Shahram ShabparehVaroujan.

Sau cuộc Cách mạng năm 1979

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Pop Music in Iran (Nhạc pop tại Iran)”. Iran Chamber Society. 2003.
  2. ^ a b Walter Armbrust (2000). Mass Mediations: New Approaches to Popular Culture in the Middle East and Beyond. Nhà xuất bản Đại học California. tr. 70.
  3. ^ a b Sadeq Saba (ngày 27 tháng 10 năm 2003). “Iranian pop legend dies at 74 (Huyền thoại nhạc pop Iran ra đi ở tuổi 74)”. BBC News. BBC News. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
  4. ^ a b c d e Sadeq Saba (ngày 26 tháng 11 năm 2003). “Obituary: Vigen Derderian”. The Guardian. thành phố Luân Đôn. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2013.
  5. ^ Jac Zinder (ngày 19 tháng 3 năm 1992). “The King of Persian Pop: Never a Dull Nouruz”. Los Angeles Times.
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy