Bước tới nội dung

Pyotr III của Nga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pyotr III
Пётр III
Sa hoàng Nga
Nga hoàng Pyotr III năm 1762.
Hoàng đế và Đấng cầm quyền chuyên chính của tất cả nước Nga
Tại vị5 tháng 2 tháng 17629 tháng 7 năm 1762
Tiền nhiệmElizaveta Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmEkaterina II Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Sinh(1728-02-21)21 tháng 2, 1728
Kiel
Mất17 tháng 7, 1762(1762-07-17) (34 tuổi)
Ropsha
An tángkhai quật và hiện tại được chôn cất tại Đại giáo đường Thánh Phêrô và Phaolô
Phối ngẫuEkaterina II Vua hoặc hoàng đế
Hậu duệPavel I Vua hoặc hoàng đế
Tên đầy đủ
Pyotr Fyodorovich
Karl Peter Ulrich
Hoàng tộcNhà Holstein-Gottorp-Romanov
Thân phụCharles Frederick, Công tước xứ Holstein-Gottorp
Thân mẫuAnna Petrovna của Nga

Pyotr III (21 tháng 2 [lịch cũ 10 tháng 2] năm 1728 – 17 tháng 7 [lịch cũ 6 tháng 7] năm 1762) (tiếng Nga: Пётр III Фëдорович, Pyotr III Fyodorovich), còn gọi là Pie III là một Nga hoàng, chỉ trị vì trong 6 tháng năm 1762.

Vì một số chính sách không được lòng dân, ông bị vợ là Ekaterina II (1729 - 1796) lật đổ và cướp ngôi.

Thời niên thiếu và tính cách

[sửa | sửa mã nguồn]

Pyotr chào đời ở Kiel, Schleswig-Holstein và được đặt tên là Karl Peter Ulrich. Cha là Karl Friedrich, công tước xứ Holstein-Gottorp (cháu của Karl XII của Thụy Điển). Mẹ là Anna Petrovna, con gái của Pyotr Đại đế với người vợ thứ hai là Ekaterina I. Mẹ của ông mất trong khoảng thời gian hai tuần sau khi hạ sinh ông. Năm 1739, cha của Pyotr mất và ông thay thế cha trở thành công tước xứ Holstein-Gottorp. Do đó, ông có thể được coi là người kế thừa cả hai vương triều NgaThụy Điển.

Khi em của Anna là Elizaveta trở thành Hoàng hậu Nga, bà đã đưa Pyotr từ Đức về Nga và tuyên bố ông là người kế thừa của bà vào mùa thu năm 1742. Trước đó, cậu bé Pyotr 14 tuổi đã được tuyên bố là Vua của Phần Lan trong Chiến tranh Nga-Thụy Điển (1741–1743) khi người Nga đang chiếm giữ Phần Lan.

Ông được người dì là Nữ hoàng Elizaveta Petrovna chỉ định làm người kế vị ngôi vua. Elizaveta là con gái của Pyotr Đại đế.

Pyotr III lên ngôi năm 1762.

Chính sách đối ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Do có tư tưởng thân Phổ và ngưỡng mộ Friedrich II nên sau khi Pyotr III trở thành Sa hoàng Nga, ông đã rút quân khỏi Chiến tranh Bảy năm và ký một Hiệp ước hòa bình với Phổ, đồng thời tuyên bố bảo vệ Phổ trước bất cứ một cuộc tấn công nào.[1] Đồng thời, Friedrich cũng trao trả tù binh Nga. Ông đã từ bỏ tất cả các cuộc chinh phạt của Nga ở Phổ và trao cho Phổ 12.000 quân để liên minh với Friedrich II. Do đó, Nga đã chuyển từ một kẻ thù của Phổ sang một đồng minh.[2] Sau đó, quân đội Nga rút khỏi Berlin và chuyển sang tấn công Áo. Nhờ đó, Friedrich II đã chiếm lại được Silesia từ Áo và sau đó buôc Áo phải lên bàn đàm phán để ký Hòa ước Hubertusburg[2]

Thoái vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Pyotr III bị buộc phải thoái vị vào ngày 9 tháng 7 năm 1762 (lịch cũ là 28 tháng 6) bởi vợ ông là Ekaterina II. Không lâu sau, ông bị đày đến Ropsha và mất ở đó sau vài ngày, thọ 34 tuổi.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Russell Frank Weigley, The Age of Battles: The Quest for Decisive Warfare from Breitenfeld to Waterloo, 2004, trang 192
  2. ^ a b c “Peter III of Russia”. Wikipedia. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2020.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Peter III of Russia tại Wikimedia Commons

Pyotr III của Nga
Nhánh thứ của Họ Oldenburg
Sinh: 21 tháng 2, 1728 Mất: 17 tháng 7, 1762
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Elizaveta
Nga hoàng
5 tháng 1 – 9 tháng 7 năm 1762
Kế nhiệm
Ekaterina II
Quý tộc Đức
Tiền nhiệm
Charles Frederick
Công tước xứ Schleswig-Holstein-Gottorp
1739–1762
Kế nhiệm
Pavel I
Hoàng thất Nga
Tiền nhiệm:
Ivan VI của Nga
Heir to the Russian Throne
1742–1762
Kế nhiệm:
Pavel I của Nga
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy