Bước tới nội dung

Quang Linh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quang Linh
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhLê Quang Linh
Sinh1 tháng 9, 1965 (59 tuổi)
Huế, Việt Nam
Nguyên quánHải Quy, Hải Lăng, Quảng Trị
Thể loạiNhạc trẻ
Nhạc Huế
Nhạc trữ tình
Nghề nghiệpCa sĩ
Nhạc cụHát
Năm hoạt động1990 – nay
Bài hát tiêu biểuCa dao em và tôi, Chim sáo ngày xưa, Thương về miền Trung, Tóc em đuôi gà, Thương quá Việt Nam, Chân quê,...

Quang Linh (tên đầy đủ: Lê Quang Linh, sinh ngày 1 tháng 9 năm 1965 tại Huế[1]) là một ca sĩ chuyên hát về dòng nhạc dân ca, đặc biệt là dòng nhạc Huế. Ngoài ra, anh còn hát nhạc trẻ cũng như nhạc đương đại. Quang Linh thành công với các ca khúc: Chim sáo ngày xưa, Ai ra xứ Huế, Chân quê, Thương quá Việt Nam, Tóc em đuôi gà, Ca dao em và tôi, Bạn tôi....

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Quang Linh tên khai sinh là Lê Quang Linh, sinh ngày 1 tháng 9 năm 1965. Anh là người con thứ sáu trong nhà có bảy anh chị em. Vì điều kiện gia đình không mấy khá giả lại sinh nhiều con nên các thành viên đều sớm ra ngoài kiếm tiền.[2] Từ nhỏ, Quang Linh đã thích hát và sinh hoạt tích cực ở các Nhà Thiếu nhi. Năm 19 tuổi, anh quyết định đi vào con đường nghệ thuật. Anh của ca sĩ Quang Linh – Quang Sơn vốn cũng theo nghề hát. Vào một lần anh trai đi vắng, một phụ trách Nhà Văn hóa Lao động đã đến nhà tìm, song khi nghe tiếng Quang Linh ru ngủ cho em, họ liền thuyết phục anh diễn thế cho người anh trai Quang Sơn. Mặc dù đêm diễn nhận được nhiều sự yêu thích, anh chị em Quang Linh lại từ chối cho anh theo nghiệp hát vì sợ không đủ kiếm tiền. Thế rồi anh theo học Trung cấp Ngân hàng và làm việc tại Ngân hàng Công thương Huế.[2] Vào những thời điểm này, Quang Linh thường hát nghiệp dư ở Nhà Văn hoá Thanh niên Huế rồi tham gia Đoàn Ca nhạc Xung kích. Năm 1990, Quang Linh đoạt giải nhất Giọng hát hay khu vực miền Trung với hai ca khúc Tùy hứng lý qua cầu (Trần Tiến) và Gửi Huế (Huy Phương). Giảng viên Lô Thanh ở Nhạc viện Huế đã chỉ dạy cho Quang Linh một số kỹ thuật căn bản[1] và giới thiệu ca sĩ này cho bầu show Vũ Ân Khoa.[cần dẫn nguồn]

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi được thầy giới thiệu Quang Linh trở thành một ca sĩ và đi hát khắp các tỉnh phía Bắc, và được tham gia các vai trò quan trọng trong các chương trình ca nhạc. Anh cũng nổi tiếng trong chuỗi Liveshow Làn sóng xanh từ 1999–2005. Đầu năm 1996, Quang Linh được mời về cộng tác chính thức với Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long (Hà Nội). Anh cũng nhiều lần xuất hiện trên truyền hình HTV với các chương trình "Nhịp cầu âm nhạc", các chương trình ca nhạc xuân, "Thay lời muốn nói"... Anh cũng xuất hiện trong các liveshow của các ca sĩ khác với tư cách khách mời như: Liveshow Cẩm Ly – 15 năm ca hát, Live show Phạm Duy – Ngày trở về, Liveshow Hương Lan – ơn đời một khúc dân ca... Hiện nay, Quang Linh hoạt động trong nước lẫn ở hải ngoại.

Hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên tuổi Quang Linh hiện nay vẫn có sức hấp dẫn, anh được nhiều nhà sản xuất mời làm ban giám khảo các gameshow âm nhạc lớn trên VTV3, VTV6, HTV, THVL... Từng tham gia một số gameshow như Thần tượng Bolero (VTV3, giám khảo)...

Năm 2024, Quang Linh tham gia chương trình truyền hình Bài hát của chúng ta phát sóng trên VTV3.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Quang Linh trên trang web của Hội Nhạc sĩ Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ a b Ân, Nguyễn Thanh Hồng; Phương, Hoàng Mai (21 tháng 12 năm 2020). “TẠI SAO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIỮ TIỀN MẶT?”. Dalat University Journal of Science: 3–31. doi:10.37569/dalatuniversity.10.4.606(2020). ISSN 0866-787X.
  3. ^ “Ca sĩ Thu Minh, Quang Linh cùng dàn nghệ sĩ "khủng" hội ngộ”. laodongtre.laodong.vn. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy