Bước tới nội dung

Satis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Satis / Satet
Nữ thần lũ lụt và chiến tranh
Nữ thần Satis (trái)
Thờ phụng chủ yếuElephantine, Swenet, đảo Sehel
Biểu tượngLinh dương, cung tên, sông Nile
Cha mẹRa (ban đầu)
Phối ngẫuKhnum
Hậu duệAnuket

Satis (hay là Setet, Satit, Sati, Setis, Satet) là một nữ thần của Ai Cập cổ đại. Bà là một trong 3 vị thần được thờ cúng tại Elephantine.[1] Hai vị còn lại là KhnumAnuket, chồng và con gái bà, tạo thành Bộ ba Elephantine.

Bà được mô tả là một nữ thần đội trên đầu vương miện Atef (giống Osiris), hoặc là vương miện Trắng của Thượng Ai Cập gắn thêm cặp sừng linh dương.

Thần thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của bà dịch ra có nghĩa là "Người bắn cung" hay "Người đổ nước".[1] Chính vì điều này mà bà được xem là vị thần chiến tranh và là người tạo ra những cơn lũ hằng năm trên sông Nile.

Với vai trò là thần chiến tranh, Satis bảo vệ các pharaoh và vùng biên giới phía nam của Ai Cập. Trong vai trò là thần nước, bà là người tẩy uế cho người chết bằng dòng nước bên trong địa ngục,[2] theo thần thoại đó là thượng nguồn của sông Nile.[1]

Tương truyền những giọt nước mắt của Satet đã rơi xuống dòng sông Nile tạo nên những cơn ngập lụt. Trước khi nước sông dâng cao, luôn xảy ra 2 sự kiện, đó là ngày Hạ chíThiên Lang mọc sau 70 ngày biệt tăm. Vì vậy Thiên Lang là ngôi sao báo hiệu mùa lũ về, vì thế bà có liên quan đến nữ thần Sopdet - vị thần đại diện cho sao Thiên Lang.[2]

Trước đây Satis được coi là "Con mắt của Ra" và là vợ của thần chiến tranh Montu. Nhưng sau đó bà lại được coi là vợ của thần nước Khnum và mẹ của nữ thần cai quản sông Nile Anuket, được thờ tại Elephantine.[2] Satet còn được thờ cúng riêng biệt tại thành phố cổ Swenet (Aswan ngày nay) và đảo Sehel. Nhiều bằng chứng tìm được tại Saqqara, khu nghĩa trang của Ai Cập cổ đại, cho thấy bà được thờ phụng từ rất sớm tại Hạ Ai Cập.[2]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Ancient Egypt Online - Satet”.
  2. ^ a b c d Wilkinson, Richard H. (2003), "Satis", The Complete Gods and Goddesses of Ancient Egypt, London: Thames & Hudson, tr.165, ISBN 0-500-05120-8
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy