Bước tới nội dung

Thiên hoàng Fushimi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiên hoàng Fushimi
Phục Kiến Thiên Hoàng
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng thứ 92 của Nhật Bản
Trị vì27 tháng 11 năm 128730 tháng 8 năm 1298
(10 năm, 276 ngày)
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn16 tháng 4 năm 1288 (ngày lễ đăng quang)
16 tháng 12 năm 1288 (ngày lễ tạ ơn)
Chinh di Đại Tướng quân (nhiếp chính trên danh nghĩa)Thân vương Koreyasu
Thân vương Hisaaki
Tiền nhiệmThiên hoàng Go-Uda
Kế nhiệmThiên hoàng Go-Fushimi
Shikken (nhiếp chính trên thực tế)Hōjō Sadatoki
Thái thượng Thiên hoàng thứ 36 của Nhật Bản
Tại vị30 tháng 8 năm 1298 – 8 tháng 10 năm 1317
(19 năm, 39 ngày)
Tiền nhiệmThái thượng Thiên hoàng Go-Uda
Kế nhiệmThái thượng Thiên hoàng Go-Fushimi
Thông tin chung
Sinh(1265-05-10)10 tháng 5 năm 1265
Mất8 tháng 10 năm 1317(1317-10-08) (52 tuổi)
An táng10 tháng 10 năm 1317
Fukakusa no kita no Misasagi (Kyoto)
Phối ngẫuSaionji Shōshi
Hậu duệThiên hoàng Go-Fushimi
Thiên hoàng Hanazono
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụThiên hoàng Go-Fukakusa
Thân mẫuTōin (Fujiwara)

Thiên hoàng Fushimi (伏見 Fushimi-tennō ?, 10 tháng 5 năm 1265 - 08 tháng 10 năm 1317) là Thiên hoàng thứ 92 của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống. Triều đại của ông kéo dài từ năm 1287 đến năm 1298[1].

Trước khi lên ngôi, ông có tên cá nhân của mình (imina) là Hirohito -shinnō (熈仁親王 ?).[2] Ông là con trai thứ hai của Thiên hoàng Go-Fukakusa, thuộc nhà Jimyōin-tō.

Mặc dù về mặt chữ Hán, các tên húy (imina) của Thiên hoàng là khác nhau nhưng thực chất nó là một. Có hai Thiên hoàng Nhật Bản mang tên Hirohoto:

Ông được phong làm Thái tử khi ông chú là Thiên hoàng Go-Uda còn đang trị vì.

Lên ngôi Thiên hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11/1287, Go-Uda bị anh trai là Thượng hoàng Go-Fukakusa phế truất, đưa con trai là thân vương Hirohito mới 22 tuổi lên ngôi[3], hiệu là Thiên hoàng Fushimi. Ông cải niên hiệu của ông chú Go-Uda thành niên hiệu Kōan (Công Án, 1287–1288).

Triều đại của ông chứng kiến các cuộc xung đột liên miên giữa hai nhà Daikakuji -tō và Jimyōin-tō nhằm tranh giành quyền kế vị ngôi vua Nhật Bản. Thiên hoàng không còn quyền lực gì, mọi quyền thực tế của Nhật Bản đều bị Mạc phủ họ Hōjō khống chế. Dưới thời Mạc phủ họ Hōjō, tình trạng tư hữu ruộng đất diễn ra mạnh mẽ. Một cuộc điều tra vào năm 1280 do shikken họ Hōjō là Hōjō Tokimune (1268-1284) chỉ đạo cho thấy; ở tỉnh Osumi có 750/9.000 mẫu là đất công; tỉnh Hitachi có 27.000/120.000 mẫu là đất công và tương tự, tỉnh Tamba chỉ có 600/4.800 mẫu ruộng là còn thu được thuế.[4]

Năm 1289, Thiên hoàng phong con trai cả là Tanehito làm Thái tử kế vị, bất chấp sự phản đối của nhà Daikakuji -tō về quyền thừa kế ngôi vị. Nhưng tới năm 1290, nhà Asawara Tameyori thuộc phe Daikakuji -tō tìm cách ám sát Thiên hoàng Fushimi, nhưng bất thành.

Cuối thời Thiên hoàng Fushimi, lục đục nội bộ làm triều đình ngày càng suy yếu nhưng lại là thời cơ để thế lực của Mạc phủ họ Hōjō lại tăng lên đáng kể và ngày càng lấn át quyền lực của Thiên hoàng.

Tháng 8/1298, Thiên hoàng Fushimi thoái vị, nhường ngôi cho con cả là Thái tử Tanehito. Thái tử sẽ lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Go-Fushimi.

Thoái vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi rời ngôi, ông trở thành Thượng hoàng và nắm quyền lực của triều đình cũng như của tân vương. Năm 1308, Thượng hoàng thuyết phục được Mạc phủ đưa con trai thứ của mình lên ngôi thay cho Thiên hoàng Go-Nijō vừa băng hà, lấy hiệu là Thiên hoàng Hanazono.

Năm 1313, Thượng hoàng xuống tóc đi tu và chuyển giao quyền lực của Thượng hoàng cho con trai là Thượng hoàng Go-Fushimi[5].

Năm 1317, Thượng hoàng Fushimi qua đời, nhưng con trai thứ là Thiên hoàng Hanazono lại không chịu để tang cha. Đây là điều chưa từng xảy ra, vì Hanazono lấy lý do là ông ta không phải là con của Fushimi. Ông ta nói chỉ lên ngôi với danh nghĩa là con trai của "anh trai" là Thiên hoàng Go-Fushimi.

Ông có 4 hoàng hậu với 6 người con, trong đó có hai người sẽ lên ngôi là thân vương Tanehito (胤仁親王) (con cả, tức Thiên hoàng Go-Fushimi) và con trai út, tức Thiên hoàng Hanazono.

Niên hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kōan (1278–1288)
  • Shōō (1288–1293)
  • Einin (1293–1299)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du Japon, pp. 269-274; Varley, H. Paul. (1980). Jinno Shōtōki pp.. 237-238.
  2. ^ Titsingh, p. 269; Varley, p. 237.
  3. ^ Titsingh, p. 269; Varley, p. 44
  4. ^ George Samsom, Lịch sử văn hóa Nhật Bản, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1989, tr. 11
  5. ^ Titsingh, p. 279.
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy