Logistics vs. Supply Chain Management
Logistics vs. Supply Chain Management
Logistics vs. Supply Chain Management
Logistics evolution
The below figure illustrates different stages of logistics evolution. In the first stage,
logistics activities are isolated; there is no connection between them. Because of
disintegration, one decision can benefit one aspect whereas deteriorate another one.
For example, deploying mass production can reduce production unit cost; on the other
hand, it will make higher cost for inventory and warehousing cost. Overall, total cost
can go up instead of decreasing.
In the second stage, logistics activities were partly integrated into two major branches.
Material management – or inbound logistics – concerns with all activities supplying
input material for manufacturing process. Another system, distribution – or outbound
logistics – encompasses all activities related to distribute a final product to customers.
However, the lack of combination between inbound and outbound operations can
cause the imbalance of the whole system.
In the third stage, the two branches are combined into what we call today logistics
management. Therefore, logistics is the integration of different inbound and outbound
activities. Logistics decision is given by trade-offs analysis between various factors,
not limited to one or several local ones.
There are myriad of logistics definitions. In the context of supply chain development,
in 1998, the Council of Logistics Management addressed the latest definition of
logistics management: “Logistics management is that part of the supply chain process
that plans, implements, and controls the efficient, effective flow and storage of goods,
services, and related information from the point-of-origin to the point-of-consumption
in order to meet customers’ requirements”.
Fragmentation - 1960 Evolving integration - 1980 Integration - 1990 Overall integration - 2000
Demand
forecasting
Purchasing
Requirement planning
Manufacturing inventory
Warehousing Logistics
Material handlings
Packaging
Distribution
Distribution planning
Order processing
Supply chain management
Transportation
Customer service
Strategic planning
Information
Marketing
Sales
Return - Managing the returns channel as a business process offers organizations the
same opportunity to achieve a sustainable competitive advantage as managing the
supply chain from an outbound perspective. Effective process management of the
returns channel enables identification of productivity improvement opportunities and
breakthrough projects.
Table 2: A description of Ford supply chain
Henry Ford created one of the best examples of a supply chain. He started with a car
assembly factory. Then he needs car parts, so he made a car-part factory. The car parts
were made out of smaller parts, so he has more factories to make all those little bits
and pieces. Then those pieces needed to be made out of steel, so Ford Motor
Company included a steel foundry. Ford was so concerned about self-sufficiency that
he bought 2.5 million acres in Brazil to develop a rubber plantation, and grew
soybeans to manufacture paint. Each of these companies in his empire supplied the
others in one long chain that went from the mining of iron ore to the final assembly of
cars. Even that was not the end of it, because he also controlled the retailers who sold
the cars.
Source: Long, D. (2003). International logistics. Kluwer Academic Publishers
* Integration system – a system starts from points of origin where provide primary
material and finishes at consumers who will exploit value of products. Modern
logistics even mentions a reverse journey of final product from consumers to
manufacturer’s places (disposal, failure). An overall system is compared with a
pipeline connecting various participants, a mistake in any point in the pipeline will
disconnect material flow, consequently, create bad impact on other participants. That
is the reason why it is necessary to view the whole pipeline in order to make sure a
smooth flow from the beginning point to the final one.
Ở giai đoạn thứ 2, hoạt động logistics được sát nhập một phần vào 2 nhánh chính.
Quản trị nguyên vật liệu – hay logistics đầu vào – liên quan tới tất cả các hoạt động
nhằm cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. Một hệ thống khác,
phân phối – hay logistics đầu ra – bao gồm các hoạt động liên quan tới việc phân phối
sản phẩm cuối tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc thiếu sự phối hợp giữa hoạt động
đầu vào và đầu ra có thể gây mất cân bằng của toàn bộ hệ thống.
Ở giai đoạn thứ 3, hai nhánh trên được kết hợp lại thành quản trị logistics (hay đơn
giản gọi là logistics). Như vậy, logistics là sự hợp nhất của rất nhiều hoạt động đầu
vào và đầu ra. Quyết định logistics được đưa ra bởi việc phân tích cân bằng giữa rất
nhiều yếu tố, không chỉ giới hạn vào một hay một vài yếu tố cục bộ.
Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty, cần thiết phải kết hợp logistics
với các chức năng quan trọng khác. Ví dụ, kế hoạch khuyến mãi của bộ phận
marketing không thể đạt hiệu quả cao nhất nếu không có sự hỗ trợ tốt từ các hoạt
động logistics. Sản xuất hàng loạt hay sản xuất nhỏ chỉ có lợi khi phối hợp với các
chiến lược vận tải, tồn kho và bảo quản hợp lý. Chu kỳ thu hồi vốn (liên quan tới kết
quả tài chính) chịu ảnh hưởng nhiều bởi cách thức công ty tổ chức hệ thống logistics.
Trong giai đoạn phát triển cao nhất của logistics, logistics và các chức năng chủ chốt
khác như marketing, bán hàng, tài chính, thông tin, lập kế hoạch chiến lược thống
nhất thành quản trị chuỗi cung ứng.
Có rất nhiều định nghĩa về logistics. Trong bối cảnh phát triển của chuỗi cung ứng,
năm 1998, hội đồng quản trị Logistics đã đưa ra định nghĩa mới nhất như sau: “Quản
trị logistics là một phần của quy trình chuỗi cung ứng, nhằm lập kế hoạch, áp dụng
và kiểm soát một cách hiệu quả, đúng hướng dòng dịch chuyển, sự bảo quản của
hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm bắt đầu tới điểm kết thúc nhằm đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng”.
Phân tán - 1960 Bắt đầu sát nhập - 1980 Sát nhập toàn phần - 1990 2000
Mua sắm
Phân phối
Lập kế hoạch phân phối
Thông tin
Marketing
Bán hàng
Quản trị chuỗi cung ứng – sự kết hợp của các quy trình kinh doanh
chính
Quản trị chuỗi cung ứng là thuật ngữ đã được sử dụng nhiều và phổ biến từ cuối thập
niên 1980, mặc dù không có sự rõ ràng đó thật sự là cái gì. Rất nhiều người sử dụng
thuật ngữ này như một sự thay thế hay đồng nghĩa với logistics. Tuy nhiên, phạm vi
của quản trị chuỗi cung ứng (SCM) rộng hơn so với logistics. SCM tập trung vào sự
kết hợp của nhiều công ty và chức năng nhằm cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm và dịch vụ có chất lượng cao. Mặc dù không hề dễ dàng để áp dụng, SCM mang
lại tiềm năng đáng kể cho khách hàng và công ty trong chuỗi cung ứng.
Hội đồng quản trị Logistics định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng như sau: “Sự sát nhập
của các quy trình kinh doanh chính từ khách hàng cuối cùng cho đến nhà cung cấp
đầu tiên, nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin mang lại giá trị cho khách
hàng và các chủ thể liên quan”. Các quy trình kinh doanh chính trong định nghĩa này
bao gồm: quản trị quan hệ khách hàng; quản trị dịch vụ khách hàng; quản trị nhu cầu;
đáp ứng đơn hàng; quản trị dòng sản xuất, mua sắm; phát triển sản phẩm và thương
mại; quy trình ngược.
Quản trị quan hệ khách hàng – nhằm xác định các khách hàng chính hay nhóm
khách hàng quan trọng đối với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhóm dịch
vụ khách hàng phát triển và duy trì các chương trình đối tác với khách hàng chủ chốt.
Thỏa thuận về dịch vụ và sản phẩm tương ứng mức độ phục vụ được thiết lập với các
nhóm khách hàng chính. Trong nhiều trường hợp, các thỏa thuận sẽ được thiết kế đáp
ứng nhu cầu các khách hàng chính.
Quản trị dịch vụ khách hàng – cung cấp thông tin về khách hàng. Nó là điểm quan
trọng cho liên lạc để giám sát các thỏa thuận về dịch vụ và sản phẩm. Dịch vụ khách
hàng cung cấp cho khách hàng với thông tin về ngày xếp hàng, tình trạng có hàng
thông qua việc kết nối với quy trình sản xuất và phân phối của doanh nghiệp.
Quản trị nhu cầu – là chìa khóa cho việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng, vốn đòi
hỏi sự cân bằng giữa yêu cầu của khách hàng với năng lực cung cấp của công ty. Một
phần trong quy trình này liên quan tới việc xác định khách hàng nào sẽ mua hàng và
khi nào. Hệ thống quản trị nhu cầu hiệu quả sử dụng thông tin từ các điểm bán hàng
và khách hàng chính để giảm sự dao động và cung cấp dòng thông suốt trong chuỗi
cung ứng.
Đáp ứng đơn hàng – Một chìa khóa quan trọng khác của quản trị chuỗi cung ứng
hiệu quả là đáp ứng và vượt hơn yêu cầu của khách hàng. Rất quan trọng để đạt tỉ lệ
đáp ứng đơn hàng cao. Thực hiện quy trình đáp ứng đơn hàng một cách hiệu quả đòi
hỏi việc sát nhập các kế hoạch sản xuất, phân phối và vận tải. Quan hệ đối tác cần
phải được phát triển với các thành viên chính của chuỗi cung ứng và nhà vận chuyển
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giảm chi phí giao hàng cho khách hàng. Mục
tiêu là phát triển một quy trình thông suốt từ nhà cung cấp qua các công ty và tới các
nhóm khách hàng.
Quản trị dòng sản xuất – Thông thường, sản phẩm được sản xuất và được đẩy ra các
kênh phân phối thông qua dự báo về thị trường, trong khi với những mô hình mới
nhất, sản phẩm được kéo ra căn cứ vào nhu cầu của khách hàng. Do vậy, các quy trình
sản xuất phải linh hoạt để đáp ứng với các thay đổi của thị trường. Điều này đòi hỏi
khả năng thay đổi để đáp ứng nhanh chóng với các nhu cầu lớn của khách hàng. Các
đơn hàng được xử lý theo mô hình vừa kịp lúc (just-in-time) với lô hàng ở mức số
lượng thấp nhất. Ưu tiên sản xuất được căn cứ vào ngày giao hàng.
Mua sắm – Kế hoạch tổng thể được phát triển với các nhà cung cấp để hỗ trợ quy
trình sản xuất và phát triển sản phẩm mới. Các nhà cung cấp được phân loại chiến
lược theo khả năng đóng góp và tầm quan trọng cho doanh nghiệp. Ở các công ty hoạt
động trên phạm vi toàn cầu, quy trình này cần được kiểm soát từ văn phòng chính ở
mức độ toàn cầu.
Phát triển sản phẩm và thương mại – Nhằm kết hợp với quy trình quan hệ khách
hàng để nhận diện các nhu cầu đã đáp ứng và chưa đáp ứng của khách hàng, lựa chọn
nguyên vật liệu và nhà cung cấp trong sự kết nối với chức năng mua sắm, và cuối
cùng phát triển công nghệ trong dòng sản xuất.
Quy trình ngược – Quản lý kênh ngược như một quy trình kinh doanh hỗ trợ các
doanh nghiệp cơ hội tương tự đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững như khi quản lý
chuỗi cung ứng theo chiều thuận (chiều ra). Quản lý hiệu quả quy trình này có thể
giúp nhận diện các cơ hội tăng năng suất sản xuất và các dự án nhiều tiềm năng.
P&G hoặc nhà Walmart hoặc Cửa hàng Khách hàng đến
sản xuất khác trung tâm phân Walmart mua bột giặt tại
phối ngoài Walmart
Là một chức năng trong công ty, logistics có vai trò quan trọng như các chức năng
khác như marketing, bán hàng, tài chính, thông tin, … nó quản lý các quy trình đầu
vào và đầu ra trong khi quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp của các chức năng này.
Là sự định hướng, logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng, giải quyết chủ
yếu sự dịch chuyển của dòng vật chật qua các bộ phận cung ứng khác nhau. Định
hướng về chuỗi cung ứng rộng hơn, nó bao gồm không chỉ dòng vật chất mà còn các
quy trình về marketing, sản xuất, nghiên cứu và phát triển. Tuy vậy, logistics luôn
mang theo các định hướng về chuỗi cung ứng với các đặc tính quan trọng sau:
* Định hướng khách hàng – trong khái niệm về quản trị logistics, nó thể hiện thông
qua việc xây dựng một hệ thống tối ưu trên nền tảng các yêu cầu của khách hàng,
trong khi trong chuỗi cung ứng, nó được chia ra thành các quy trình kinh doanh chính,
qua đó hỗ trợ việc tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả, đúng hướng cũng như
cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Thông tin từ khách hàng cuối cùng
sẽ được chuyển ngược lại cho nhà bán lẻ, bán buôn, trung tâm phân phối, nhà máy,
nhà cung cấp … cho tới nhà cung cấp đầu tiên, do vậy nó sẽ báo hiệu hoạt động toàn
bộ hệ thống, hệ thống này được gọi là hệ thống kéo hay hệ thống dẫn dắt bởi khách
hàng qua đó khách hàng cuối cùng sẽ điều khiển hoạt động sản xuất. Hệ thống này
trái ngược với hệ thống đẩy khi sản phẩm được đẩy ra thị trường căn cứ vào dự báo
nhu cầu.
Hình 4: Sự kết hợp của các quy trình kinh doanh chính
Nguồn: Lambert, D.M. Cooper, M.C. Pagh, J.D. (1998). “Supply Chain Management: Implementation
Issues and Research Opportunities”, The International Journal of Logistics Management, Vol. 9(2).
* Hệ thống liên hợp – hệ thống này xuất phát từ nơi cung cấp nguyên vật liệu đầu
tiên và kết thúc tại người tiêu dùng sản phẩm. Logistics hiện đại thậm chí còn đề cập
hành trình ngược của sản phẩm cuối từ khách hàng cho tới các địa điểm của nhà cung
cấp (hàng thanh lý, hỏng hóc) . Toàn bộ hệ thống được so sánh với đường ống liên kết
các đối tác, trục trặc tại bất cứ điểm nào trên đường ống sẽ ngắt quãng dòng vật chất,
hậu quả là, tạo ảnh hưởng xấu tới các đối tác khác. Đó là lí do tại sao cần thiết phải
xem xét toàn bộ đường ống để đảm bảo dòng thông suốt từ điểm đầu tiên cho tới điểm
cuối cùng.
* Tiếp cận hệ thống – phát biểu đơn giản rằng các chức năng hay hoạt động cần phải
được xem xét về khía cạnh chúng ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng ra sao bởi các yếu tố
và hoạt động chúng tương tác. Nếu một người đặt các hoạt động tách biệt, họ sẽ
không thể hiểu được một bức tranh chung hay các hoạt động đã ảnh hưởng và chịu
ảnh hưởng ra sao bởi các hoạt động khác. Nói ngắn gọn, kết quả của toàn bộ các hoạt
động quan trọng hơn là một hoạt động cụ thể.
Về mặt truyền thống, logistics là sự kết hợp giữa dòng vào và dòng phân phối trong
nội bộ doanh nghiệp. Từ quan điểm của chúng tôi, cách tiếp cận này vẫn phù hợp với
các thị trường đang phát triển nơi khái niệm về logistics vẫn còn mới mẻ, quy mô các
công ty vẫn còn nhỏ. Thậm chí với quản trị chuỗi cung ứng, hết sức phức tạp trong
việc bao phủ một mạng lưới từ điểm bắt đầu tới điểm tiêu thụ như định nghĩa ở phần
trên do số lượng rất lớn các bên liên quan cũng như rất nhiều mối quan hệ và thông tin
chia sẻ. Tuy nhiên, rất cần thiết cho các doanh nghiệp mở rộng phạm vi nội bộ ra bao
gồm cả các đối tác khác.
Trong phạm vi truyền thống, quyết định logistics phụ thuộc vào phân tích cân bằng
giữa các hoạt động đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, mục tiêu phổ biến là đạt được
tổng chi phí nhỏ nhất với một mức dịch vụ khách hàng cho trước. Tuy nhiên, lợi ích
của một doanh nghiệp có thể đạt thông qua chi phí của doanh nghiệp khác, khá phổ
biến trong hệ thống vừa kịp lúc (Just-in-time) việc giảm lượng tồn kho của các công
ty chính sẽ tạo áp lực giữa tồn kho nhiều hơn của các nhà cung ứng. Quản trị chuỗi
cung ứng là sự kết hợp của nhiều hệ thống logistics cục bộ. Do vậy, mục tiêu của
chuỗi cung ứng không chỉ đối với một doanh nghiệp mà còn cả các đối tác liên quan
nhằm đảm bảo sự phát triển dài hạn và bền vững.
Tóm tắt
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là một khái niệm rộng bao hồm các quy trình kinh
doanh chính di xuyên suốt qua các thành viên của chuỗi cung ứng. Mục tiêu của nó là
tìm kiếm lợi ích cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng.
Logistics là một bộ phận của quản trị cung ứng, liên quan với dòng vật chất. Nó gắn
liền với các khái niệm về hệ thống liên hợp, tiếp cận hệ thống, và định hướng khách
hàng, là các định hướng rất quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng.
Trong nội bộ doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp giữa các chức năng
chính như logistics, marketing, tài chính, thông tin, bán hàng. Xuyên suốt qua dây
chuyền các doanh nghiệp, SCM bao gồm quy trình logistics cũng như quản trị quan
hệ khách hàng, nghiên cứu và phát triển cùng với sản xuất.