Kinh Nghiem Apply Tien Si My - Linh Bui
Kinh Nghiem Apply Tien Si My - Linh Bui
Kinh Nghiem Apply Tien Si My - Linh Bui
ở Mỹ
Nhìn chung học tiến sĩ ở Mỹ vất vả và áp lực hơn so với châu Âu, Á, Úc (học nhiều course
trong 2 năm đầu + thi vượt rào vào cuối năm 2, quá trình làm khóa luận tự xử lý số liệu và
viết bài chính dưới sự hướng dẫn của giáo sư, đa số cần trợ giảng/ trợ lý nghiên cứu theo
yêu cầu của chương trình, lương thấp) nhưng mặt tích cực là vì vậy kỹ năng sinh tồn trong
môi trường học thuật cao hơn (có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm xoay sở làm nghiên cứu
với lương thấp lol).
Vì vậy nếu muốn sướng cái thân thì thực sự nên đi châu Âu, Á, Úc mặt bằng chung ít áp lực
hơn; còn nếu không ngại làm trâu ngựa thì tìm đường đi Mỹ training cho thêm khỏe.
Claim: Dĩ nhiên sự khó khăn/sung sướng là tuỳ theo mỗi người cảm nhận, tuỳ lab, tuỳ
trường cụ thể, ở đây mình chỉ nói overall mình quan sát thấy, trải nghiệm và qua nói chuyện
với bạn bè mình nha. Không có gì là tuyệt đối, luôn có ngoại lệ.
- Bằng thạc sĩ: điểm GPA càng cao càng tốt, học các môn liên quan đến chuyên ngành
tiến sĩ sẽ nộp; nếu có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu thì hội đồng xét duyệt hồ sơ có thể sẽ
ko quá coi trọng GPA.
Trong ngành Y tế công cộng thì ko có bằng thạc sĩ vẫn có thể vào được thẳng chương trình
tiến sĩ, nhưng tỷ lệ ứng viên như vậy rất ít. Có bằng thạc sĩ trước khi apply tiến sĩ trong
ngành này gần như là điều kiện bắt buộc, đặc biệt trong các chương trình thuộc top 10.
Bằng thạc sĩ ở một trường danh tiếng và điểm cao sẽ là một yếu tố cực kỳ có sức nặng khi
hội đồng tuyển sinh xét hồ sơ tiến sĩ.
- Kinh nghiệm làm nghiên cứu: vì PhD là bậc học chuyên về nghiên cứu, nên hội đồng
tuyển sinh sẽ rất quan tâm tới kinh nghiệm và khả năng nghiên cứu trước đây của bạn. Nếu
bạn đã có trải nghiệm với môi trường nghiên cứu và hiện tại vẫn muốn tiếp tục theo đuổi
con đường nghiên cứu chuyên nghiệp & tập trung ở dạng PhD training, thì điều này có thể
cho thấy committment của bạn, tăng khả năng bạn có thể đủ bền bỉ để hoàn thành PhD.
Việc lựa chọn một ứng viên GPA cao, nhiều giải thưởng kiểu ‘học sinh giỏi’, thư giới thiệu
xịn, nhưng có ít kinh nghiệm nghiên cứu vào học PhD là một hành động khá risky với hội
đồng tuyển sinh vì nghiên cứu không dành cho tất cả mọi người. Khi ứng viên chưa “trải” và
“nhúng” bản thân vào môi trường nghiên cứu thì khó để đặt niềm tin là họ sẽ hoàn thành hết
chặng đường PhD, cũng như trở thành ứng viên thành công để làm trường/khoa/giáo sư
happy. Dành thêm 1-2 năm lấy thêm kinh nghiệm làm nghiên cứu nghiêm túc sẽ giúp hồ sơ
của bạn thuyết phục hơn rất nhiều.
Mặt khác, nếu điểm đi học của bạn quá thấp thì tăng kinh nghiệm nghiên cứu có thể là một
cách để bù đắp cho yếu điểm đó, minh chứng cho việc bạn có khả năng học thuật. Các kinh
nghiệm nghiên cứu này càng gần với chủ đề bạn theo đuổi càng tốt, thể hiện qua:
o báo cáo hội nghị quốc tế có uy tín trong chuyên ngành
o bài báo quốc tế tên đầu/ đồng tác giả: có thể ở dạng submitted, co-author cũng
được, nếu bài báo đã được accepted thì quá tốt. Tuy đây không phải là điều kiện bắt
buộc, và thực tế nhiều ứng viên PhD khi được chọn vào trường top trong chuyên
ngành cũng chưa công bố được bài báo nào cả, nhưng hồ sơ của họ sẽ có những
điểm khác để chứng minh khả năng làm nghiên cứu (ví dụ: đã có bản thảo bài báo,
đã đi báo cáo hội nghị quốc tế, thư giới thiệu có đề cập về khả năng làm nghiên cứu
rất tốt…).
o kinh nghiệm tích lũy cho tới khi làm việc ít nhất khoảng 1-2 năm sau thạc sĩ: thiết
kế nghiên cứu, xin funding, triển khai thu thập thực địa, nhập liệu, xử lý số liệu, làm
việc với đối tác, tất tần tật cái gì liên quan tới nghiên cứu. -> thể hiện được khả năng
làm nghiên cứu độc lập
- Điểm tiếng Anh: Bạn check cụ thể trường bạn định apply yêu cầu thế nào nhé. Nhìn
chung IELTS 7.0 trở lên (các band đều trên 6.0) hoặc TOEFL 100 trở lên (các band đều
trên 20) là an toàn cho hầu hết các chương trình, 95% ko cần lo lắng, cao hơn nữa thì
trường cũng không quan tâm lắm vì đây chỉ là điều kiện cần.
- GRE: hiện tại thì nhiều trường đã không còn yêu cầu nộp điểm GRE nữa. Bạn cần kiểm
tra cụ thể thông tin của trường/khoa nhé. Thông thường điểm mỗi phần (Verbal, Math,
Writing) trên 50 percentile với sinh viên quốc tế thì các hội đồng sẽ mắt nhắm mắt mở cho
qua. Với mục tiêu đó thì kỳ thi này thực ra ko quá khó, nên học kỹ các chiến thuật trên
Magoosh thì có thể chỉ cần ôn luyện 1-2 tuần để qua kỳ thi này: https://magoosh.com/.
Link video tổng hợp các chiến thuật thi, nhất định phải xem hết rồi hãy bắt đầu ôn thi nhé:
https://drive.google.com/file/d/1u_MYDGdYBKrZ5Ia4_HEDz0VnW7wd0rlt/view?usp=sharing
(cho đến năm 2019 thì các video này vẫn còn nguyên giá trị; sau đó kỳ thi có thay đổi format
hay ko thì mình ko cập nhật nữa)
- CV: ví dụ Resume, CV tốt và giải thích cụ thể từng mục: Resources – Harvard FAS |
Mignone Center for Career . Mình thấy lỗi thường gặp của nhiều anh chị em là viết CV quá
sơ sài (chỉ ghi vị trí công việc và đầu việc, chung chung không cụ thể) hoặc quá lan man
(viết mô tả kiểu đoạn văn, lặp ý).
- Thư giới thiệu (Letter of Recommendation - LoR): rất quan trọng, thông thường các
trường yêu cầu 3 thư từ người quản lý/làm việc trực tiếp cùng (ví dụ: thầy/cô hướng dẫn
khóa luận cử nhân/bác sĩ; sếp quản lý trực tiếp tại cơ quan (ko cần phải hiệu trưởng/phó
hiệu trưởng); thầy/cô hướng dẫn thạc sĩ…). Một thư giới thiệu mạnh là thư mà người viết có
làm việc trực tiếp với sinh viên, trong thời gian dài (tính bằng năm), đánh giá cao khả năng
và biểu hiện của sinh viên trong thời gian làm việc. Người viết thư giới thiệu cũng phải
support sinh viên và có tác phong làm việc ổn để gửi thư giới thiệu đúng hạn cho trường
mà sinh viên apply. Như vậy thay vì xin thư giới thiệu của 1 người có địa vị cao nhưng ít làm
việc và ít hiểu bạn, có phong cách làm việc không chuyên nghiệp thì nên xin thư của 1
người quản lý trực tiếp của bạn, hiểu bạn, và support bạn hết mình.
Bạn nên trao đổi với người nhận viết thư giới thiệu cho bạn về nội dung bạn muốn đề cập
trong thư. Ví dụ như hỏi người đó xem: bạn có thể đề xuất một số nội dung bạn muốn đề
cập trong thư giới thiệu được không? Nếu họ đồng ý (thông thường là vậy) thì bạn gửi 1
outline gạch đầu dòng những ý mà bạn muốn họ đề cập trong thư.
Tại sao cần ‘dàn dựng’ nội dung 3 thư giới thiệu? Vì đây là bằng chứng khá khách quan
của 3 người khác có chuyên môn và kỹ năng nói về khả năng của bạn, không phải là bài
luận bạn tự tô vẽ về bản thân, nên nó rất có sức nặng lên độ mạnh của hồ sơ. Bạn cần đảm
bảo 3 thư này phản ánh được hết chân dung con người bạn, đam mê, kỹ năng nghiên cứu,
kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo… của bạn. Người viết thư giới
thiệu có thể không nhớ/ không viết hết nhưng hiểu biết của họ về bạn nên bạn cần làm rõ
nguyện vọng của mình với họ. Dĩ nhiên là chỉ là đề xuất nguyện vọng thôi chứ cuối cùng thư
giới thiệu đó nội dung như thế nào thì bạn có thể không bao giờ biết (blind). Nhưng nếu
ngay từ đầu bạn đã chọn người hiểu bạn, support bạn hết mình thì bạn có thể yên tâm họ
sẽ cân nhắc nguyện vọng của bạn rất cẩn thận.
Nên ‘dàn dựng’ nội dung các thư như thế nào? Kỹ năng nào bạn muốn làm nổi bật thì kỹ
năng đó phải xuất hiện trong 2-3 thư. Trong trường hợp này là PhD student, một vị trí
chuyên về nghiên cứu, thì kỹ năng nghiên cứu và khả năng làm việc độc lập, hiệu quả cần
được nhấn mạnh thông qua việc kể về các hoạt động, dự án mà bạn và người viết thư cùng
tham gia. Ví dụ:
● Thư 1 nêu bật các kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giảng dạy, khả
năng làm việc độc lập, chuyên nghiệp, hiệu quả, có chí hướng, đam mê đóng góp
cho chuyên ngành và xã hội… -> thường đây là thư dài nhất và mạnh nhất
● Thư 2 đề cập kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng học tập, khả năng làm việc độc lập,
chuyên nghiệp, hiệu quả
● Thư 3 nêu kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng giảng dạy, khả năng làm việc độc lập, có chí
hướng, đam mê đóng góp cho chuyên ngành và xã hội.
Còn về cách viết LoR sao cho thuyết phục, “show, dont tell” rất cụ thể thì bạn cần xem
quyển này: Perfect Phrases for Letters of Recommendation of Paul Bodine (bạn tự tìm link
nhé :P). Quyển này mình được các anh chị đi trước chỉ cho (nếu mình không nhầm thì là
nhờ đọc trong quyển Du học Không khó của anh Trần Ngọc Thịnh), xứng đáng là từ điển gối
đầu giường cho những ai cần draft LoR.
- Bài luận (Statement of Purpose - SoP): thể hiện con đường sự nghiệp đã chọn, hiện
tại, kế hoạch và tầm nhìn về tương lai làm gì trong khi làm PhD, và sau PhD thì làm gì tiếp...
tại sao chọn trường ABC và chương trình PhD của trường đó, định làm việc với giáo sư nào
trong trường.
Guide viết SoP, 2 văn bản này viết rất dễ hiểu và ngắn gọn:
1. https://drive.google.com/file/d/1J5C5hhDY9Azh9APKwg3-jVkkWQ7oSH7q/view?usp
=sharing
2. https://drive.google.com/file/d/124cZ6gH8nzg5zw3jKg-xGjJ84xfUFeSi/view?usp=sha
ring
Việc draft CV, SoP, LoR mất khá nhiều thời gian, sửa xong viết lại, đưa cho người có kinh
nghiệm apply comment & edit, rồi lại sửa tiếp, cứ như vậy 2-3 vòng là chuyện bình thường.
Kỹ thuật viết CV và SoP thì tùy cụ thể từng profile mình mới có thể đưa ra lời khuyên phù
hợp được. Khi nào mình rảnh mình sẽ đúc kết lại từ những trường hợp mình đã sửa thành 1
guide cách viết chung, các lỗi thường gặp kèm ví dụ mình sửa cho mọi người. Trước mắt thì
mọi người cứ đọc các link mình gửi ở trên, toàn tài liệu tinh túy cả đó :D.
- Kinh nghiệm làm nghiên cứu độc lập: tự đứng đầu nghiên cứu, tự xin funding cho
nghiên cứu…
- Trao đổi du học ngắn hạn/dài hạn khác ngoài thạc sĩ, càng liên quan đến trường/ giáo
sư định xin học tiến sĩ càng tốt
- Các hoạt động vì cộng đồng, xã hội khác để thể hiện tiềm năng lãnh đạo, tạo ảnh
hưởng thay đổi tích cực tới cộng đồng.
Như vậy quá trình chuẩn bị thực sự bắt đầu ngay từ bây giờ cho phần học hành và làm
nghiên cứu. Còn riêng phần chuẩn bị cho giai đoạn nộp hồ sơ thật sự sẽ tầm khoảng 6-9
tháng (thời gian tùy mỗi người): thi tiếng Anh, xin 3 thư giới thiệu, viết bài luận, công chứng
giấy tờ và bằng cấp sang tiếng Anh (phần này có thể hơi bị lâu, như bảng điểm mà xin được
song ngữ thì xin tầm 10 bản vào dùng dần), liên hệ trước với giáo sư tại trường mình nộp…
Trước tiên bạn phải có định hướng cho bản thân: bạn muốn trở thành ai trong 5-10 năm
tới, tại sao bạn cần phải học PhD? Ngành gì? Nếu không có định hướng rõ ràng thì khả
năng hồ sơ sẽ không thuyết phục (tức là tăng khả năng bị trượt); hoặc nếu bạn có đậu tạm
vào 1 trường nào đó để học thì khả năng bạn học một thời gian rồi bỏ cũng khá cao vì
chán/không thấy phù hợp.
Việc học PhD là con đường không dễ dàng, kể cả có đam mê với chuyên ngành nhiều lúc
bạn cũng sẽ thấy mệt mỏi vì nhiều vấn đề (ví dụ: việc giảng dạy chiếm quá nhiều thời gian
khiến bạn không có nhiều thời gian làm nghiên cứu; thầy cô hướng dẫn chuyển trường
khác/ không nhiệt tình, độc hại; có quá nhiều kiến thức mới phải học và đọc thêm khiến bạn
không thấy đâu là bờ; thí nghiệm nghiên cứu làm mãi không thành công; đại dịch Covid
khiến bạn không thể về thăm nhà; các vấn đề sức khỏe (thể chất và tinh thần) cá nhân và
gia đình khiến bạn lo lắng, giảm hiệu suất làm việc; peer-pressures; 1 tỷ thứ khác…), đừng
nói đến việc không thực sự thích làm nghiên cứu về lĩnh vực đó mà bạn vẫn đâm lao theo ->
stress kinh khủng. Mình đã gặp rất nhiều anh chị em chỉ vì muốn đi học tiến sĩ ở nước ngoài
thật nhanh, nên apply chỗ nào nhận thì học chỗ đó, không thực sự fit với định hướng nghiên
cứu anh chị em đó thích. Sau 1 vài năm thì họ kêu trời vì stress và chán nản, nhiều người
bỏ giữa chừng và xin lấy tấm bằng thạc sĩ. Ngoài chi phí cơ hội bị mất do việc đi học kiểu
“tạm bợ”, việc này còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ, để lại “sẹo tâm lý” rất
nhiều năm về sau. Họ cũng hối hận vì không nghe lời khuyên của mình: (1) giành thêm 1-2
năm cải thiện hồ sơ; (2) apply thêm các chương trình trong chuyên ngành đó ở các trường
có uy tín khác để có thêm kinh nghiệm apply chiến đấu. Vì thế, tiên quyết là ngẫm nghĩ
nghiêm túc thành thật với bản thân xem mình thực sự muốn trở thành ai, thích nghiên cứu
không, cần kiến thức về ngành gì để đạt được mong muốn/nguyện vọng đó để sau này bạn
đỡ phải hối hận.
Chương trình tiến sĩ (tuyển số lượng ít, chuyên ngành nghiên cứu hẹp, cần trả lương cho
học viên tiến sĩ) không như chương trình thạc sĩ (đào tạo lượng lớn hơn, ngành rộng, và
trường thu được nhiều tiền của sinh viên) nên chương trình tiến sĩ selective và yêu cầu độ
fit (match) cao hơn nhiều thạc sĩ. Do đó ko nên áp dụng chiến thuật rải 1 bộ hồ sơ, chỉnh
sửa một chút rồi nộp cho mỗi trường rồi ngồi đợi admission tới, mà phải chuyển sang apply
ít về số lượng nhưng cao về chất lượng. Có thể hồ sơ của bạn không sáng chói lóa như
nhiều thí sinh khác nhưng chỉ cần bạn có background/tính cách hợp (fit) với giáo sư/khoa,
tạo được quan hệ (đúng người, tạo connection rất quan trọng) với giáo sư/khoa thì bạn sẽ
vẫn có thể đánh bật được rất nhiều quái vật.
● Cần tạo một danh sách cụ thể các chương trình muốn nộp, yêu cầu của
chương trình đó là gì, giáo sư muốn làm việc cùng, kèm deadline… để làm kế
hoạch cụ thể. Cần tìm hiểu profile của các nghiên cứu sinh mới trong khoa (tìm trên
website của khoa, LinkedIn…), trường đó và so sánh với profile của bản thân để
xem mình mạnh/yếu thế nào so với họ, có hình dung về profile của một ứng viên
thành công được lựa chọn thì có những dạng nào.
● Chắc chắn nên tạo connection trước với (các) giáo sư trong khoa định apply
(bằng nhiều cách đơn giản từ email giới thiệu bản thân kèm CV xin giáo hướng dẫn
nếu được PhD cho đến những cách mạnh mẽ như xin viết bài báo cùng, làm project
cùng, sang study tour thăm hỏi gặp gỡ trực tiếp…) để các bác thấy được sự cam kết
và khả năng làm khoa học của bạn. Khi xét duyệt, các giáo sư đó sẽ là người vận
động cho hồ sơ của bạn trước hội đồng xét duyệt của khoa. Mình thấy việc này
các bạn Tung Của làm rất giỏi nhé. Các bạn ấy tận dụng network từ các sinh viên
Tung Của đi trước để kết nối với giáo sư hoặc tự email giáo sư xin làm visiting
students, visiting scholar, rồi sang Mỹ mấy tháng làm project. Khi sang làm
project tại trường thì tận dụng luôn cơ hội gặp thêm các giáo sư khác trong khoa,
bày tỏ mong muốn được học tiếp PhD ở khoa, nhờ các bác comment CV xem cần
thêm yếu tố gì để thành ứng viên mạnh hơn… Chiến thuật này thực sự là mang tính
công phá rất mạnh với hội đồng tuyển sinh của khoa luôn vì họ gặp bạn in person
bằng xương bằng thịt (điều này khá có sức nặng trong văn hóa Mỹ), thấy được khả
năng làm việc trong project của bạn với 1 đồng nghiệp trong khoa, thấy bạn có
committment với việc học tiếp PhD. Chiến thuật “nhất cự ly, nhì tốc độ” này rất có tác
dụng đấy :)).
○ Ở một góc nhìn khác, nếu bạn muốn học Tiến sĩ ở trường A (đặc biệt là
trường top), thì việc có 1 bằng Master ở trường A sẽ cho bạn 1 bệ phóng rất
lớn cho việc apply tiến sĩ ở trường A đó. Bởi vì trong quá trình học bạn chắc
chắn đã thiết lập được connection với các giáo sư ở trường này khi học
course, làm practicum/capstone project, làm thêm các vị trí trợ giảng, trợ lý
nghiên cứu…
● Quy trình nộp: Mùa apply ở Mỹ deadline nộp hồ sơ hầu hết các chương trình tiến sĩ
tầm tháng 11-tháng 12 hàng năm. Có một số trường xét cả năm (tức là mình nộp lúc
nào họ xét lúc đó) hoặc một năm xét 2-3 đợt. Nhìn chung một số chương trình tiến sĩ
về public health ở Mỹ contract với SOPHAS để verify hồ sơ Home | SOPHAS nên sẽ
phải lên đó nộp hồ sơ (SOPHAS còn đòi gửi bảng điểm cho một bên thứ ba là WES
để verify bảng điểm nếu bạn học trường ko nằm trong accredited list của họ - which
is time-consuming, not fun at all). Một số chương trình thì nộp theo hệ thống riêng
của trường.
● Cứ cố gắng làm từng việc một để cải thiện bản thân và yên tâm là bạn không chỉ có
một mình trên con đường apply này
○ Tham khảo kinh nghiệm của các bạn đã và đang apply trên
https://forum.thegradcafe.com/ để biết tips, cùng chia sẻ, kêu ca, xả stress
Tại sao cần phỏng vấn? Thực ra một số chương trình PhD ko hề phỏng vấn, hoặc phỏng
vấn chỉ là 1 bước double-check các thông tin với ứng viên. Nhưng với đa số chương trình,
vòng phỏng vấn là vòng quyết định (đặc biệt kiểu professor-sponsored position thì professor
phải cảm thấy thích + hợp với bạn) nhằm kiểm tra khả năng giao tiếp (tiếng Anh thường
thức + khoa học), kỹ năng trình bày vấn đề (các nghiên cứu đã làm), làm rõ những
điểm chưa rõ trong hồ sơ để hiểu thí sinh hơn. Nhiều ứng viên trên hồ sơ giấy thì viết rất
trơn tru mạch lạc, nhưng khi phỏng vấn trực tiếp mới thấy tư duy “phi tán” (nói lung tung ko
có trật tự), “nổ” (nói quá lên về khả năng thật) mà không trả lời vào trọng tâm câu hỏi, thậm
chí nói khác hoàn toàn những gì đã viết trong hồ sơ. Dĩ nhiên trong 30-60 phút phỏng vấn
thì cũng ko thể giúp hội đồng tuyển sinh hiểu rõ toàn bộ một con người, nhưng có thể loại
được thí sinh quá “ dở hơi”.
Ai phỏng vấn? Thông thường ít nhất 1-2 giáo sư của khoa sẽ phỏng vấn. Có thể là phỏng
vấn 1-1 (tức là 1 giáo sư phỏng vấn 1 lúc), hoặc n-1 (tức là nhiều giáo sư phỏng vấn cùng 1
lúc). Nếu bạn biết tên giáo sư trước buổi phỏng vấn thì nên “do your homework” : tìm hiểu
thông tin về các nghiên cứu mà bác ấy đã và đang làm trên website của khoa, pubmed,
linkedin, twitter… để khi phỏng vấn có ý tưởng đặt câu hỏi thú vị, để lại ấn tượng một ứng
viên ham học hỏi cho bác ấy.
Hình thức phỏng vấn thường là online để tiết kiệm thời gian đi lại cho mọi người; có một
số chương trình hào phóng thì họ sẵn sàng chi trả toàn bộ/một phần vé máy bay, book
phòng khách sạn cho bạn sang tận nơi phỏng vấn (kết hợp thăm trường và quảng cáo
trường với bạn luôn).
Phỏng vấn hỏi những gì? Thư mời phỏng vấn sẽ thường nói luôn nội dung chính của buổi
phỏng vấn (ví dụ, chúng tôi muốn biết thêm về research interest của em, tại sao lại phải học
PhD trong khi bằng Master cũng đủ để làm nghiên cứu rồi, một số điểm trong bài luận mà
họ muốn làm rõ, chúng tôi sẽ test về kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, câu hỏi tình huống
test kỹ năng mềm…).
Chuẩn bị: Ngoài những nội dung mà họ (có thể) đã nói sẽ hỏi, tối thiểu thì bạn nên tập trình
bày trước buổi phỏng vấn về
● Giới thiệu về bản thân: câu hỏi này tuy đơn giản, có rất nhiều cách trả lời khác nhau,
nhưng có cách khiến bạn có thể gây ấn tượng hơn với người phỏng vấn
○ Giới thiệu tên, vị trí và nơi làm việc hiện tại, background training -> đây là cấu
trúc giới thiệu theo cấu trúc biography thông thường, khá phổ biến và khô
khan
○ Giới thiệu tên, rồi trình bày theo thứ tự thời gian (kiểu kể chuyện) một cách
ngắn gọn lí lịch của bạn, kèm theo một chút thông tin giải thích tại sao lại đi
học/làm cái này cái kia để câu chuyện thêm tính kết nối và hấp dẫn, một chút
thông tin về thành tựu nổi bật, học bổng xịn xò để gây ấn tượng với giáo sư.
■ Ví dụ: Cháu tên là…, cháu tốt nghiệp ngành A ở trường đại học X.
Sau đó cháu thích nghiên cứu về B quá nên cháu đi học Master ở
trường Y với học bổng full của tổ chức Z. Sau đó cháu đi làm ở tổ
chức C, D trong 3 năm để có thêm kinh nghiệm nghiên cứu… [lý do
muốn học PhD, vd học thêm các technique khó, solid training để giải
quyết nhu cầu công việc…] Vì thế hiện tại cháu đang apply cho
chương trình tiến sĩ.--> cách phác thảo chân dung bản thân thế này
khiến bạn trở nên sống động, cụ thể, “personal” hơn trong mắt người
phỏng vấn.
○ Giáo sư có rất nhiều công việc, đọc rất nhiều bộ hồ sơ nên không thể nhớ hết
và nhớ đúng chi tiết về bạn; vì thế, việc gây ấn tượng với giáo sư sẽ giúp bác
ấy có hứng thú và tập trung vào phần trả lời tiếp theo của bạn hơn, cho bạn
nhiều điểm hơn. Bạn cần nhắc khách hàng về những điểm nổi bật của sản
phẩm thì họ mới thích và mua :), không nên mong chờ khách hàng phải tự
tìm hiểu và nhớ về bạn là ai khi mới gặp mặt.
● các nghiên cứu bạn đã/đang làm (thành tựu trong quá khứ):
○ Bạn nên draft một “abstract” về nghiên cứu đó để nói theo cấu trúc súc tích:
Background, Aim, Method (study design, sampling, measurements), Result,
Conclusion, Implication.
○ Limitation and strength của nghiên cứu đó? Nếu được làm lại thì bạn sẽ làm
thế nào để nghiên cứu tốt hơn?
○ Giải thích các từ chuyên môn, đưa ví dụ, để người ngoài ngành cũng hiểu
được
○ Bạn cũng có thể chuẩn bị một trang slide, sơ đồ hóa nghiên cứu của bạn để
khiến cho phần trình bày vừa dể hiểu, trực quan, lại thể hiện bạn chuẩn bị kỹ
càng -> gây ấn tượng với giáo sư. Lưu ý là dùng ít chữ, súc tích thôi, và mình
nghĩ chỉ 1 slide thôi, chứ không phải 1 cái powerpoint có mấy chục slide nhé.
Bạn cần xin phép giáo sư share màn hình để trình bày, thường thì các giáo
sư sẽ đồng ý. Song cũng có số ít giáo sư bắt bạn nói chay mà không được
dùng công cụ hỗ trợ nào, nên bạn cũng chuẩn bị tinh thần là có thể không
được dùng cái slide này.
● tại sao bạn cần cái bằng PhD này
● tại sao lại muốn học khoa này/trường này: cần tìm hiểu kỹ về khoa/trường có gì để
offer, đang mạnh mảng nào…
● Điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì?
○ Bạn nên tự tin nêu điểm mạnh, và thành thật nêu điểm yếu
○ Khi nêu điểm yếu thì cần đi kèm luôn với các biện pháp khắc phục mà bạn đã
và đang làm để hội đồng tuyển sinh thấy được sự cầu thị và tự lực của bạn
:).
■ Ví dụ điểm yếu là time management, hay sa đà vào những việc không
quan trọng -> bạn sử dụng công cụ quản lý lịch làm việc như Google
calendar, có kế hoạch làm việc chi tiết mỗi tuần, chặt nhỏ công việc to
thành nhiều đầu việc nhỏ để biết mỗi ngày cần hoàn thành gì, thường
xuyên check tiến độ của bạn thân trong ngày/tuần để điều chỉnh lại sự
tập trung cho phù hợp.
● Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
○ Ngoài nêu các đặc điểm nổi bật cần có của 1 PhD student mà bạn đang có
như khả năng nghiên cứu độc lập, thành tích học tập/xuất bản bài báo, khả
năng dạy học, đam mê khoa học, bạn cũng cần nêu thêm tính độc đáo khác
của bạn như divertisy (bạn đến từ Việt Nam, mang tới góc nhìn của một
người châu Á từ nước kém phát triển), multidisciplinary background (ví dụ:
bạn nhảy từ computer science sang quantitative biological science thì bạn có
thế mạnh lớn về coding khi vào PhD). Mỹ khá là đề cao việc tạo ra một môi
trường có nhiều sinh viên đến từ nhiều chủng tộc, màu da, quốc gia khác
nhau vì điều đó tạo nên sự giao thoa văn hóa, cộng hưởng, và học hỏi lẫn
nhau.
● dự kiến trong tương lai bạn định làm những gì trong và sau PhD 5 năm, 10 năm…
càng cụ thể càng tốt
● Câu hỏi cho giáo sư: thông thường sau khi phỏng vấn xong thì bao giờ các bác cũng
lịch sự hỏi liệu bạn có câu hỏi thắc mắc gì cho các bác ấy không. Một vài câu hỏi
cliché là
○ Bác có lời khuyên gì để cháu cải thiện hồ sơ không ạ? (could you please give
me some advice on my application? How should I make myself a stronger
candidate?)
○ Bác có lời khuyên gì cho những nhà nghiên cứu trẻ muốn theo đuổi nghiên
cứu về lĩnh vực ABC này như cháu không ạ? (could you please give some
advice for young researchers who would like to delve into this ABC topic like
me?)
○ Cháu thấy dự án XYZ bác đang làm rất là thú vị, cháu đã đọc/làm công việc
liên quan, [câu hỏi “intellectual” về dự án đó :)) ]
Khó có thể chuẩn bị: những câu hỏi cụ thể technical, câu hỏi tình huống… thì tùy cơ ứng
biến thôi; câu nào thấy khó quá, bạn có thể xin 30s suy nghĩ và sắp xếp ý cho rành mạch;
câu nào không biết thì trước hết nói luôn không biết, sau đó nêu những gì bạn suy đoán về
vấn đề đó ra, và cách tiếp cận bạn sẽ làm để trả lời câu hỏi đó.--> ít nhất bạn còn được
partial credit :))
Vòng phỏng vấn là vòng quyết định nên bạn nên đầu tư thời gian, nhất là với những bạn
tiếng Anh không tốt, hoặc ít khi trình bày về nghiên cứu mình đang làm bằng tiếng Anh.
Mình nhớ hồi mình chuẩn bị cho phỏng vấn học bổng Thạc sĩ là 1 tháng, đến lúc chuẩn bị
phỏng vấn PhD thì chắc nửa ngày vì lúc đó mình đã quen trình bày về nghiên cứu và hồ sơ
của mình rồi.
Ngoại cảnh: ăn mặc lịch sự (sơ mi, quần dài), background sạch và thoáng trong phòng cách
âm tốt, mạng internet ổn định (nếu phỏng vấn online). Tất cả sự chuẩn bị của bạn sẽ phần
nào thể hiện sự tôn trọng, phong cách làm việc, và mong muốn được nhận vào chương
trình PhD của khoa. Không đùa được đâu, mình suýt trượt vì background có thứ không vừa
mắt giáo sư.
Sau phỏng vấn nên liên hệ với giáo sư mà bạn đã liên hệ trước khi nộp hồ sơ về việc bạn
đã được phỏng vấn. Giáo sư có thể giúp bạn “nghe ngóng” :)) xem ý của khoa thế nào, bạn
có điểm mạnh, yếu gì theo ý kiến của khoa. Biết mình biết ta để còn cải thiện hồ sơ.
Càng có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thì bạn làm tiến sĩ càng thành công :). Theo
mình quan sát thấy, với các anh chị em đã có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và làm
việc từ trước, khi bước vào PhD thường bắt nhịp nhanh với giáo sư, lựa chọn những
đề tài hay, mới, phức tạp, apply được nhiều grant, được nhiều giải thưởng, làm
được thêm nhiều việc khác (start up, tutor, fellowship, embassador cho các hiệp hội,
tổ chức…). Trong khi các bạn ít kinh nghiệm thì cần 1-2 năm đầu để làm quen với
môi trường học thuật ở khoa, thường khởi động với các đề tài đơn giản hơn.
Vì thế rejection không phải là câu trả lời mãi mãi, chỉ cần bạn kiên trì và kiên định với
con đường nghiên cứu thì bạn cứ gõ cửa nhiều lần nữa, mỗi lần với 1 bộ hồ sơ thêm
kỹ năng và kinh nghiệm, thì chắc chắn có ngày câu trả lời sẽ là Yes.
- Waitlist: bạn ở trong danh sách chờ, nghĩa là hồ sơ của bạn mấp mé, họ cũng muốn
nhận bạn nhưng có những ứng viên khác mạnh hơn bạn đã được offer vị trí đó rồi.
Nếu ứng viên đó quyết định không nhận offer của trường đó, thì bạn sẽ trong danh
sách được cân nhắc vào thế chỗ. Hơn nữa, có thể là có vài người trong waitlist chứ
không phải mỗi mình bạn mấp mé, thế nên cái này số phận cũng hên xui lắm. Thông
thường deadline để một ứng viên được offer vị trí confirm với trường là 15 April, do
vậy có thể bạn phải chờ vài tháng mới biết được mình có được vào main list hay
không.
- Accepted: chúc mừng bạn đã được nhận vào chương trình tiến sĩ của trường A.
Việc bạn cần làm tiếp theo là chờ nốt các offer của trường khác (nếu bạn apply >1
trường) để cân nhắc các lựa chọn. Mình có một số lời khuyên chân thành, chân
thành, chân thành (việc quan trọng phải nói 3 lần) như sau:
Nếu đây là lần năm đầu tiên bạn apply tiến sĩ, offer tốt nhất mà bạn nhận được là
- Trường bạn mơ ước, không có chương trình nào tốt hơn được nữa, thì chúc
mừng bạn được vũ trụ ủng hộ rồi, đi học thôi.
- Trường tầm trung: mình nghĩ bạn nên defer admission (xin bảo lưu) và apply
thêm 1 năm nữa. Vì năm nay là năm đầu tiên apply mà bạn đã được nhận
vào trường tầm này, thì có thể năm sau bạn cải thiện hồ sơ thì sẽ có thể
được nhận vào trường tốt hơn nữa. Trừ khi bạn mót đi học quá rồi không thể
chờ đợi thêm được nữa, thì đây cũng là lựa chọn không tệ.
- Trường không có gì nổi bật lắm (chất lượng đào tạo, profile giáo sư hướng
dẫn so so): highly recommend bạn defer admission và apply thêm 1 năm nữa
xem có thể kiếm được slot tốt hơn không. Cả đời chắc chỉ đi học PhD 1 lần
thôi nên đừng “tạm bợ”. Mình đã nghe nhiều bạn mình kêu ca về việc họ
thiếu tự tin nên chỉ apply các trường nhỏ, rank thấp, giáo sư không mạnh
lắm, vào học thì chất lượng đào tạo cũng kém, bạn cùng lớp cũng không
diverse và giỏi lắm, thành ra cuối cùng không học được gì mấy.
Nếu đây đã năm thứ 2+ bạn apply, mà vẫn chỉ được trường tầm trung thì mình thấy
ok có lẽ bạn đi học được rồi. Nhưng nếu là mình thì mình sẽ apply tiếp, cải thiện hồ
sơ tiếp, đến khi được trường mình muốn thì thôi :). Nếu bạn có lên
https://forum.thegradcafe.com/ thì sẽ thấy anh em apply 2-3 cycles là chuyện rất bình
thường.
Mình vẫn thường khuyên các bạn là nếu đã muốn PhD thì apply luôn đi, không phải đợi đến
khi thấy đủ mạnh đủ chín làm gì. Bạn nên coi năm đầu tiên apply là apply nháp, tức là đỗ
trượt năm đầu không quan trọng, lấy đây làm cơ hội để có động lực chuẩn bị hồ sơ, thi
tiếng Anh, xin thư giới thiệu, viết bài luận, tìm hiểu và nộp hồ sơ cho trường, liên hệ giáo
sư… dần dần. Vì các việc chuẩn bị này mất rất nhiều thời gian + trong khi bạn phải đi làm/đi
học cái khác + chăm lo gia đình nữa… nên thời gian và công sức tập trung cho việc apply
sẽ không có nhiều. Việc chuẩn bị sớm 1 năm là cực kỳ nên làm. Cũng như đi thi đại học,
thi tiếng Anh… bạn nên ôn sớm, thi thử vài lần cho biết quy trình, lấy trải nghiệm phỏng vấn,
biết profile mình ở đâu (sau khi nhận được kết quả admission), thiếu sót gì… Đến lúc cần
phải thi thật, phải đi học PhD luôn vào năm sau thì bạn sẽ cảm thấy nhàn đi hẳn, đỡ cập rập
và stress hơn.
Survival guide cho cuộc sống ở Mỹ
Với các bạn chuẩn bị đi hoặc mới sang Mỹ, anh Tùng có viết một survival guide cho việc
sống, làm thẻ ngân hàng, đăng ký mã an sinh xã hội, travel và mua sắm (^^) ở đây rất chi
tiết, các bạn tham khảo nhé: US guide - Arrival - Tung Pham (google.com)
Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.
Alternative Proxies: