Content-Length: 401120 | pFad | http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%9Ac_t%E1%BA%A1i_Th%E1%BA%BF_v%E1%BA%ADn_h%E1%BB%99i

Úc tại Thế vận hội – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Úc tại Thế vận hội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Úc tại
Thế vận hội
Mã IOCAUS
NOCỦy ban Olympic Úc
Trang webwww.olympics.com.au
Huy chương
Xếp hạng 14
Vàng Bạc Đồng Tổng số
152 168 192 512
Tham dự Mùa hè
Tham dự Mùa đông
Các lần tham dự khác
Thế vận hội xen kẽ 1906
 Australasia (1908–1912)
Các mẫu đồng phục đoàn Olympic Úc tại Rio 2016
Các VĐV Úc tại Thế vận hội Mùa hè 1932 mặc đồng phục truyền thống với áo blazer xanh đậm điểm vàng, vẫn được sử dụng tại lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2012.[1]

Úc đã gửi vận động viên (VĐV) tới tham gia tất cả các kỳ Thế vận hội Mùa hè cũng như Thế vận hội Mùa đông, trừ 3 kỳ Mùa đông trong khoảng 1924–1932 và 1948. Năm 1908 và 1912 Úc tham dự cùng đoàn với New Zealand dưới tên Australasia.

Ủy ban Olympic Úc được thành lập và công nhận năm 1895. Edwin Flack là VĐV đầu tiên đại diện Úc tại Thế vận hội, giành vàng ở cả nội dung 800 mét và 1500 mét, thi chạy marathon và đoạt một huy chương đồng quần vợt nội dung đôi tại Thế vận hội Mùa hè 1896Athens, Hy Lạp. Màu đại diện cho Úc là xanh lá và vàng.[2][3][4]

Úc đã hai lần làm chủ nhà Thế vận hội Mùa hè các năm 1956Melbourne2000Sydney. Úc lần lượt đứng thứ 3 và thứ 4 trên bảng tổng sắp huy chương hai kỳ này. Kể từ năm 2000, Úc lần lượt đạt thứ hạng 4, 4, 6, 8* và 10 trên các bảng tổng sắp Thế vận hội Mùa hè. (*Úc ban đầu đứng thứ 10 kỳ năm 2012, nhưng sau đó lên hạng 8 sau khi huy chương vàng được trao lại cho Jared Tallent). Với dân số chỉ khoảng 23 triệu người (xếp thứ 53 trên thế giới[5]), các thành tích này được coi là đáng nể, và được nhìn nhận là do nước này có một nền văn hóa thể thao mạnh.[6] Các nhà quan sát khác cho rằng đây cũng có thể là kết quả của sự đầu tư hào phóng từ chính phủ Úc vào sự phát triển của thể thao đỉnh cao với mục đích rõ ràng là nâng cao thành tích tại Thế vận hội.[7][8] Tuy nhiên, chưa từng có bất kỳ sự đầu tư nào như vậy cho đến trước kỳ đại hội ở Montréal. Nhiều huy chương vàng của Úc đến từ môn bơi, một môn thể thao phổ biến ở quốc gia này, với các kình ngư từ Dawn Fraser đến Ian Thorpe đứng trong hàng ngũ những tay bơi lội hay nhất mọi thời đại. Các môn thế mạnh khác trong lịch sử tham dự của Úc bao gồm:

Úc rất coi trọng các cuộc thi thể thao quốc tế, nhất là Thế vận hội, và đầu tư tài lực, nhân lực cho các VĐV đỉnh cao, một phần thông qua Viện Thể thao Úc. Úc ít thành công hơn ở các nội dung trên đường chạy của Thế vận hội, đặc biệt là hiện nay. Trong lịch sử, Betty Cuthbert là VĐV thi đấu nội dung trên đường chạy thành công nhất của Úc với bốn huy chương vàng (ba vào năm 1956 và một vào năm 1964).

Úc không có huy chương Thế vận hội Mùa đông cho tới 1994, và từ đó dần leo lên vị trí cao hơn trên bảng tổng sắp (xếp thứ 13 tại Thế vận hội Mùa đông 2010). Điều này cũng phản ánh sự gia tăng đầu tư cho đoàn Thế vận hội Mùa đông của Úc[cần dẫn nguồn].

Các kỳ Thế vận hội đã tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Úc đã tổ chức hai kỳ Thế vận hội:

Thế vận hội Thành phố chủ nhà Thời gian Số quốc gia Số VĐV Số nội dung
Thế vận hội Mùa hè 1956 Melbourne, Victoria 22 tháng 11–8 tháng 12 72 3,314 151
Thế vận hội Mùa hè 2000 Sydney, New South Wales 15 tháng 9–1 tháng 10 199 10,651 300

Chạy đua đăng cai không thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Úc đã 3 lần thất bại trong việc đăng cai tổ chức Thế vận hội:

Thế vận hội Thành phố đề cử Suất đăng cai thuộc về
Thế vận hội Mùa hè 1988 Melbourne, Victoria Seoul, Hàn Quốc
Thế vận hội Mùa hè 1992 Brisbane, Queensland Barcelona, Tây Ban Nha
Thế vận hội Mùa hè 1996 Melbourne, Victoria Atlanta, Hoa Kỳ

Bảng huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]
*Thế vận hội trong khung đỏ được tổ chức ở Úc.

Thế vận hội Mùa hè

[sửa | sửa mã nguồn]
Thế vận hội Mùa hè Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
Hy Lạp Athens 1896 1 2 0 0 2 8
Pháp Paris 1900 3 2 0 3 5 9
Hoa Kỳ St. Louis 1904 2 0 0 0 0
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1908 như một phần của  Australasia (ANZ)
Thụy Điển Stockholm 1912
Bỉ Antwerpen 1920 13 0 2 1 3 16
Pháp Paris 1924 37 3 1 2 6 11
Hà Lan Amsterdam 1928 18 1 2 1 4 19
Hoa Kỳ Los Angeles 1932 12 3 1 1 5 10
Đức Berlin 1936 33 0 0 1 1 30
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1948 77 2 6 5 13 14
Phần Lan Helsinki 1952 85 6 2 3 11 9
Úc Melbourne 1956 314 13 8 14 35 3
Ý Roma 1960 188 8 8 6 22 5
Nhật Bản Tokyo 1964 234 6 2 10 18 8
México Thành phố México 1968 175 5 7 5 17 9
Tây Đức München 1972 173 8 7 2 17 6
Canada Montréal 1976 184 0 1 4 5 32
Liên Xô Moskva 1980 123 2 2 5 9 15
Hoa Kỳ Los Angeles 1984 240 4 8 12 24 14
Hàn Quốc Seoul 1988 270 3 6 5 14 15
Tây Ban Nha Barcelona 1992 290 7 9 11 27 10
Hoa Kỳ Atlanta 1996 424 9 9 23 41 7
Úc Sydney 2000 630 16 25 17 58 4
Hy Lạp Athens 2004 482 17 16 17 50 4
Trung Quốc Bắc Kinh 2008 433 14 15 17 46 6
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 410 8 15 12 35 8
Brasil Rio de Janeiro 2016 422 8 11 10 29 10
Nhật Bản Tokyo 2020 chưa diễn ra
Pháp Paris 2024 chưa diễn ra
Hoa Kỳ Los Angeles 2028 chưa diễn ra
Tổng số 147 163 187 497 11

Thế vận hội Mùa đông

[sửa | sửa mã nguồn]
Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
Đức Garmisch-Partenkirchen 1936 1 0 0 0 0
Thụy Sĩ St. Moritz 1948 không tham dự
Na Uy Oslo 1952 9 0 0 0 0
Ý Cortina d'Ampezzo 1956 10 0 0 0 0
Hoa Kỳ Squaw Valley 1960 31 0 0 0 0
Áo Innsbruck 1964 6 0 0 0 0
Pháp Grenoble 1968 3 0 0 0 0
Nhật Bản Sapporo 1972 4 0 0 0 0
Áo Innsbruck 1976 8 0 0 0 0
Hoa Kỳ Lake Placid 1980 10 0 0 0 0
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Sarajevo 1984 10 0 0 0 0
Canada Calgary 1988 18 0 0 0 0
Pháp Albertville 1992 23 0 0 0 0
Na Uy Lillehammer 1994 25 0 0 1 1 22
Nhật Bản Nagano 1998 24 0 0 1 1 22
Hoa Kỳ Thành phố Salt Lake 2002 27 2 0 0 2 15
Ý Torino 2006 40 1 0 1 2 17
Canada Vancouver 2010 40 2 1 0 3 13
Nga Sochi 2014 60 0 2 1 3 24
Hàn Quốc Pyeongchang 2018 51 0 2 1 3 23
Trung Quốc Bắc Kinh 2022 chưa diễn ra
Ý Milano–Cortina 2026 chưa diễn ra
Tổng số 5 5 5 15 25

Huy chương theo môn Mùa hè

[sửa | sửa mã nguồn]
  Dẫn đầu trong môn thể thao đó
Môn thi đấuVàngBạcĐồngTổng số
Bơi lội
606464188
Điền kinh
21262673
Xe đạp
14191851
Chèo thuyền
11151440
Thuyền buồm
118827
Đua ngựa
63312
Bắn súng
51511
Khúc côn cầu trên cỏ
43512
Canoeing
381324
Nhảy cầu
33713
Ba môn phối hợp
1225
Quần vợt
1135
Cử tạ
1124
Taekwondo
1102
Bắn cung
1023
Bóng nước
1023
Bóng chuyền bãi biển
1012
Năm môn phối hợp hiện đại
1001
Bóng bầu dục bảy người
1001
Bóng rổ
0325
Bóng mềm
0134
Quyền Anh
0134
Đấu vật
0123
Bóng chày
0101
Thể dục dụng cụ
0101
Judo
0022
Tổng số (26 đơn vị)147163187497

Huy chương theo môn Mùa đông

[sửa | sửa mã nguồn]
Môn thi đấuVàngBạcĐồngTổng số
Trượt tuyết tự do
3328
Trượt ván trên tuyết
1214
Trượt băng tốc độ cự ly ngắn
1012
Trượt tuyết đổ đèo
0011
Tổng số (4 đơn vị)55515

Trên đây không tính 15 huy chương được công nhận bởi Ủy ban Olympic Úc: 10 huy chương (3 vàng, 4 bạc và 3 đồng) của các VĐV Úc khi thi đấu cho đoàn Australasia năm 1908 và 1912 (8 huy chương cá nhân, 1 huy chương của một đội tuyển trong đó toàn bộ là người Úc, và 1 huy chương của một đội kết hợp); 1 huy chương đồng quần vợt của Edwin Flack năm 1896; và 4 huy chương (3 bạc và 1 đồng) môn bơi của Francis Gailey, một người Úc di cư sang Mỹ, năm 1904. Ủy ban Olympic Úc do đó tính Úc đã giành 512 huy chương tại Thế vận hội Mùa hè (150 vàng, 170 bạc và 192 đồng).[9]

Các VĐV Olympic thành công nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Môn thi đấu Vàng Bạc Đồng Tổng số
1. Ian Thorpe Bơi lội 5 3 1 9
2. Dawn Fraser Bơi lội 4 4 0 8
3. Libby Trickett Bơi lội 4 1 2 7
4. Murray Rose Bơi lội 4 1 1 6
5. Betty Cuthbert Điền kinh 4 0 0 4
6. Leisel Jones Bơi lội 3 5 1 9
7. Petria Thomas Bơi lội 3 4 1 8
8. Grant Hackett Bơi lội 3 3 1 7
9. Shirley Strickland Điền kinh 3 1 3 7
10. Shane Gould Bơi lội 3 1 1 5
11. Drew Ginn Chèo thuyền 3 1 0 4
11. Andrew Hoy Đua ngựa 3 1 0 4
13. James Tomkins Chèo thuyền 3 0 1 4
14. Matthew Ryan Đua ngựa 3 0 0 3
14. Rechelle Hawkes Khúc côn cầu trên cỏ 3 0 0 3
14. Jodie Henry Bơi lội 3 0 0 3
14. Stephanie Rice Bơi lội 3 0 0 3
18. Susie O'Neill Bơi lội 2 4 2 8
19. Michael Klim Bơi lội 2 3 1 6
20. Brittany Elmslie Bơi lội 2 3 0 5
20. Emily Seebohm Bơi lội 2 3 0 5

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 2012 Australian uniform
  2. ^ Australian National Colours: green and gold Retrieved ngày 23 tháng 8 năm 2012
  3. ^ Golden Wattle Retrieved ngày 23 tháng 8 năm 2012
  4. ^ Our national symbols Retrieved ngày 23 tháng 8 năm 2012
  5. ^ “CIA – The World Factbook”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ O, Noel (ngày 8 tháng 8 năm 2012). “By population, Australia is on top of the medal tally”. The Roar. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2014.
  7. ^ Olympic Games | Crawford Report | Sports Funding | Richard Evans
  8. ^ “www.nationalpost.com/scripts/feeds/story.html?id=2210902”. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.[liên kết hỏng]
  9. ^ https://www.olympics.com.au/games/st-louis-1904

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Các đội tuyển thể thao quốc gia Úc Bản mẫu:Thể thao ở Úc









ApplySandwichStrip

pFad - (p)hone/(F)rame/(a)nonymizer/(d)eclutterfier!      Saves Data!


--- a PPN by Garber Painting Akron. With Image Size Reduction included!

Fetched URL: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%9Ac_t%E1%BA%A1i_Th%E1%BA%BF_v%E1%BA%ADn_h%E1%BB%99i

Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy