Bước tới nội dung

Acid hydrocyanic

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Acid hydrocyanic
Danh pháp IUPAC
  • Formonitrile[1] (substitutive)
  • Hydridonitridocarbon[2] (additive)
Tên khác
  • Formic anammonide
  • Hydrocyanic acid
  • Prussic acid
  • Methanenitrile
Nhận dạng
Số CAS74-90-8
PubChem768
Số EINECS200-821-6
KEGGC01326
MeSHHydrogen+Cyanide
ChEBI18407
Số RTECSMW6825000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • C#N

3DMetB00275
UNII2WTB3V159F
Thuộc tính
Công thức phân tửHCN
Khối lượng mol27,0253 g/mol
Bề ngoàiColorless liquid or gas[3]
MùiOil of bitter almond
Khối lượng riêng0,6876 g cm−3[3]
Điểm nóng chảy −13,29 °C (259,86 K; 8,08 °F)[3]
Điểm sôi 26 °C (299 K; 79 °F)[3]
Độ hòa tan trong nướcMiscible
Độ hòa tan trong ethanolMiscible
Áp suất hơi100 kPa (25 °C)[4]
kH75 μmol Pa−1 kg−1
Độ axit (pKa)9.21[5]
Độ bazơ (pKb)4.79 (cyanide anion)
Chiết suất (nD)1,2675 [6]
Độ nhớt0,183 mPa·s (25 °C)[7]
Acid liên hợpHydrocyanonium
Base liên hợpCyanide
Cấu trúc
Hình dạng phân tửLinear
Mômen lưỡng cực2.98 D
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
135,1 kJ mol−1
Entropy mol tiêu chuẩn So298201,8 J K−1 mol−1
Nhiệt dung35,9 J K−1 mol−1 (gas)[8]
Các nguy hiểm
NFPA 704

4
4
2
 
Giới hạn nổ5.6% – 40.0%[9]
PELTWA 10 ppm (11 mg/m³) [skin][9]
LC50501 ppm (rat, 5 min)
323 ppm (mouse, 5 min)
275 ppm (rat, 15 min)
170 ppm (rat, 30 min)
160 ppm (rat, 30 min)
323 ppm (rat, 5 min)[10]
RELST 4.7 ppm (5 mg/m³) [skin][9]
IDLH50 ppm[9]
Ký hiệu GHSThe flame pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS) GHS06: Toxic GHS08: Health hazard
Báo hiệu GHSDanger
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH225, H319, H336
Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP210, P261, P305+P351+P338
Các hợp chất liên quan
Nhóm chức liên quan
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)
Hydro xyanua

Hydro cyanide, còn được biết đến là acid hydrocyanichợp chất vô cơ có công thức hóa học là HCNcông thức cấu trúcH−C≡N. Muối tạo thành gọi là muối cyanide. Đây là một loại acid rất độc, tất cả các muối của nó cũng rất độc, độc như nicotin (từ 2 đến 3 giọt có thể giết chết một con chó). Tuy nhiên về mặt hóa học, đây là một loại acid rất yếu, yếu hơn acid silicic (H2SiO3). Thế nhưng acid này có thể tạo phức với nhiều kim loại nhóm d như Fe, Cu, Ag, Au,... là chất trung gian để điều chế natri cyanide (một dung môi để điều chế các kim loại hoạt động yếu như vàng, bạc, đồng, thủy ngân,... Ngoài ra acid này có thể tác dụng với các chất hữu cơ và acid này cũng tính khử mạnh.

Các ứng dụng quy mô lớn của HCN là sản xuất kali cyanideadiponitril, lần lượt được sử dụng trong khai thác mỏ và nhựa.[11]

Tính chất vật lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Acid hydrocyanic có công thức hóa học là HCN, khối lượng phân tử 27. Ở thể khan là chất lỏng linh động, không màu, rất dễ tan trong nước, rượu và dễ hóa rắn, dễ bay hơi (nhiệt độ nóng chảy là −15 °C, nhiệt độ sôi là 25,6 °C), tỷ trọng d= 0.696. Hơi của HCN có tỷ trọng d = 0,968 và là một loại acid rất yếu. Acid hydrocyanic cực kì độc. Ở dạng khí (hydro cyanide), ta chỉ có thể nhận biết được mùi của nó khi nồng độ đã đạt đến mức gây tử vong. [12]

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Acid hydrocyanic được điều chế bằng cách cho amonia tác dụng với carbon monoxide ở nhiệt độ cao có xúc tác ThO2:

HCN là một chất khí có tên là hydro cyanide, khi tan vào nước sẽ tạo thành dung dịch acid hydrocyanic. HCN là hợp chất cộng hóa trị như HCl, phân tử có cấu tạo đường thẳng với độ dài liên kết H–C là 1,05, ångström = 1,05 x 10⁸cm và liên kết C–N là 1,54 Å = 1,54 x 10⁸cm.

HCN là chất hết sức độc, hàm lượng được phép ở trong không khí là dưới 3 x 10⁻⁴ mg/l. Ngoài các đường hô hấp và tiêu hóa, HCN có thể đi vào cơ thể người ta bằng cách thấm qua da. Khi bị nhiễm độc nhẹ, người cảm thấy nhức đầu, nôn mửa, tim đập mạnh. Khi bị nhiễm độc nặng, người mất cảm giác, bị ngạt thở, có thể đi đến ngừng hô hấp và chết vì tim ngừng đập. Có thể phát hiện khí HCN trong khí quyển nhờ khói thuốc lá, khi có mặt HCN khói thuốc lá sẽ trở nên cay. Những trường hợp bị say hay chết vì ăn sắn là do trong sắn có một lượng rất nhỏ HCN.

Hydro cyanide tan trong nước, rượu và ether theo bất cứ tỷ lệ nào. Trong dung dịch nước, HCN là một acid (acid hydrocyanic) rất yếu, yếu hơn cả acid carbonic (H2CO3). Trong dung dịch cồn xảy ra phản ứng thủy phân acid tạo thành amoni format:

Ở trạng thái khan và trạng thái dung dịch, hydrocyanide chỉ bền khi có mặt một lượng nhỏ acid vô cơ làm chất ổn định. Nếu không có những chất đó, nó sẽ trùng hợp lại thành những sản phẩm rắn, màu đen và đôi khi có thể gây nổ.

Khi được đốt nóng trong không khí, HCN cháy với ngọn lửa màu tím và giải phóng H2O, CO2 và N2:

Hydrocyanide được dùng chủ yếu trong những tổng hợp hữu cơ. Nó được điều chế bằng cách đun nóng ở 500 °C và dưới áp suất một hỗn hợp gồm CO và NH3 với chất xúc tác là thori(IV) oxide (ThO2):

Trong phòng thí nghiệm, HCN có thể điều chế bằng cách nhỏ từng giọt dung dịch natri cyanide NaCN xuống dung dịch acid sulfuric H2SO4 nóng và có nồng độ vừa phải:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hydrogen Cyanide – Compound Summary”. PubChem Compound. United States: National Center for Biotechnology Information. ngày 16 tháng 9 năm 2004. Identification. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2012.
  2. ^ “hydrogen cyanide (CHEBI:18407)”. Chemical Entities of Biological Interest. UK: European Bioinformatics Institute. ngày 18 tháng 10 năm 2009. Main. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ a b c d Haynes, 4.67
  4. ^ Haynes, 6.94
  5. ^ Haynes, 5.92
  6. ^ Patnaik, P. (2002). Handbook of Inorganic Chemicals. McGraw-Hill. ISBN 978-0-07-049439-8.
  7. ^ Haynes, 6.231
  8. ^ Haynes, 5.19
  9. ^ a b c d “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0333”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên IDLH
  11. ^ Gail, E.; Gos, S.; Kulzer, R.; Lorösch, J.; Rubo, A.; Sauer, M. “Cyano Compounds, Inorganic”. Bách khoa toàn thư Ullmann về Hóa chất công nghiệp. Weinheim: Wiley-VCH. doi:10.1002/14356007.a08_159.pub2.
  12. ^ Đặng, Như Tại; Ngô, Thị Thuận (2023). Hóa học hữu cơ - Tập hai. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. ISBN 978-604-0-37519-3.
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy