Bước tới nội dung

Wehrmacht

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân kỳ và là cờ hiệu của Kriegsmarine
Quân đội Đức
Wehrmacht
Balkenkreuz, còn gọi là thập tự sắt, biểu tượng của Wehrmacht.
Hoạt động1935–1945[N 1]
Quốc gia Đức
Phục vụAdolf Hitler
Quân chủngLục quân Đức Quốc xã (lục quân)
Kriegsmarine (hải quân)
Không quân Đức Quốc xã (không quân)
Chức nănglực lượng quân đội Đức Quốc xã
Quy mô20.700.000 (tổng cộng) 2.200.000 (1945)
Bộ chỉ huyZossen
Đặt tên theoAdolf Hitler
Màu sắcFeldgrau
Tham chiếnNội chiến Tây Ban Nha
Chiến tranh thế giới thứ hai
Các tư lệnh
Chỉ huy danh nghĩaAdolf Hitler
Chỉ huy
nổi tiếng
Adolf Hitler
Hermann Göring
Wilhelm Keitel
Erich Raeder
Karl Dönitz
Robert Ritter von Greim
Huy hiệu
Biểu tượng
nhận dạng
Balkenkreuz
Biểu tượng
nhận dạng
Swastika

Wehrmacht (nghe) (tiếng Đức: Lực lượng Quốc Phòng[N 2]) là tên thống nhất của các lực lượng vũ trang quân đội Đức Quốc xã từ năm 1935 đến năm 1945. Wehrmacht bao gồm Heer (lục quân), Kriegsmarine (hải quân) và Luftwaffe (không quân).[3] Đây là lượng chiến đấu chính của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, được đánh giá là lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới vào thời điểm này.

Lực lượng Waffen-SS (tạm dịch tiếng Việt: Lực lượng Vũ trang SS), gồm thành viên vũ trang Đảng Quốc xã Đức, cũng trở thành một phần của Wehrmacht, tăng cường từ 3 trung đoàn đến 38 sư đoàn năm 1945.

Nguồn gốc ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ Wehrmacht được dùng để gọi lực lượng vũ trang quốc gia. Wehrmacht được thông qua trong điều 47 của Hiến pháp Cộng hòa Weimar vào năm 1919. Trong Hiến pháp có ghi: Tổng thống có quyền chỉ huy tối cao tất cả các lực lượng quân đội Đế chế - Der Reichspräsident hat den Oberbefehl über die gesamte Wehrmacht des Reiches ("The Reich's President holds supreme command of all armed forces of the Reich"). Kể từ năm 1919, Lực lượng phòng vệ Đức được gọi là Reichswehr, được thay thế bởi tên Wehrmacht vào 16 tháng 3 năm 1935. Cái tên Wehrmacht mặc dù để chỉ cho lực lượng quân đội Đức vào khoảng 1935-1945, sau đó được thay thế bằng từ "Bundeswehr". Tuy nhiên, nó vẫn còn sử dụng cho vài thập kỉ sau năm 1945. Trong tiếng Anh thường xem Wehrmacht như là lực lượng vũ trang trên bộ của quân đội Đức mà chính xác phải gọi là Heer (lục quân).

Quá trình hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự sụp đổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Biên chế lực lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ cấu chỉ huy

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1933, Đức Quốc xã khởi động chương trình tái vũ trang, tăng cường quân lực mạnh mẽ. Năm 1935, Bộ Chiến tranh được thành lập thay cho Bộ Quốc phòng. Thượng tướng Bộ binh Werner von Blomberg (thăng Thống chế năm 1936), Bộ trưởng Chiến tranh, giữ vai trò Tổng tư lệnh quân đội.

Cơ cấu quân đội Đức Quốc xã thay đổi mạnh mẽ từ năm 1938 với sự hình thành Bộ Tư lệnh Tối cao Wehrmacht (Oberkommando der Wehrmacht - OKW) thay cho Bộ Chiến tranh. Từ đây, quân đội Đức được đặt trực tiếp dưới quyền lãnh đạo của Hitler với vai trò Tổng tư lệnh Tối cao (Oberbefehlshaber - OB). Cơ cấu này duy trì cho đến khi Đức Quốc xã hoàn toàn sụp đổ năm 1945.

Tổng tư lệnh Tối cao (Oberbefehlshaber)

Chỉ huy trưởng (Chef des OKW)

Tổng tư lệnh Lục quân (Oberbefehlshaber des Heeres - OBdH)

Tổng tư lệnh Không quân (Oberbefehlshaber des Luftwaffe - OBdL)

Tổng tư lệnh Hải quân (Oberbefehlshaber des Luftwaffe - OBdM)

  • Đại Đô đốc Erich Raeder (1928-1943)
  • Đại Đô đốc Karl Dönitz (1943-1945)
  • Đô đốc Hans-Georg von Friedeburg (1945)
  • Đô đốc Walter Warzecha (1945)

Danh sách các thống chế

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Werner von Blomberg (1878-1946), chết khi bị bắt giữ
  2. Hermann Göring (1893-1946), tự tử
  3. Walther von Brauchitsch (1881-1948), chết khi bị bắt giữ
  4. Albert Kesselring (1885-1960), được trả tự do
  5. Wilhelm Keitel (1882-1946), bị Đồng Minh xử tử
  6. Günther von Kluge (1882-1944), tự tử
  7. Wilhelm Ritter von Leeb (1876-1956), bị án tù
  8. Fedor von Bock (1880-1945), tử trận
  9. Wilhelm List (1880-1971), được trả tự do
  10. Erwin von Witzleben (1881-1944), bị Quốc xã sát hại
  11. Walther von Reichenau (1884-1942), tử trận
  12. Erhard Milch (1892-1972), bị án tù
  13. Hugo Sperrle (1885-1953), được tha bổng
  14. Gerd von Rundstedt (1875-1953), bị giam sau đó thả về
  15. Eduard Freiherr von Böhm-Ermolli (1856-1941), về hưu
  16. Erwin Rommel (1891-1944), tự tử
  17. Georg von Küchler (1881-1968), được trả tự do vì sức khỏe
  18. Erich von Manstein (1887-1973), cố vấn cho Thủ tướng Konrad Adenauer
  19. Friedrich Paulus (1890-1957), bị Liên Xô bắt làm tù binh, được trả tự do sau chiến tranh
  20. Paul Ludwig Ewald von Kleist (1881-1954), bị án tù
  21. Maximilian Reichsfreiherr von Weichs (1881-1954), không bị truy tố
  22. Ernst Busch (1885-1945), chết khi bị bắt giữ
  23. Wolfram Freiherr von Richthofen (1895-1945), chết khi bị bắt giữ
  24. Walther Model (1891-1945), tự tử
  25. Ferdinand Schörner (1892-1973), bị án tù
  26. Robert Ritter von Greim (1892-1945), tự tử
  27. Erich Raeder (1876 -1960), bị án tù
  28. Karl Dönitz (1891-1980), bị án tù

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Enactments and Approved Papers of the Control Council and Coordinating Committee Germany For Year 1945” (PDF). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
  2. ^ “Enactments and Approved Papers of the Control Council and Coordinating Committee Germany For Year 1945” (PDF). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ Die Verfassungen in Deutschland [German Constitution] online. Reichsgesetzblatt (RGB). RGB1 1935, I, no. 52, p. 609 See: http://www.verfassungen.de/de/de33-45/wehrmachtaufbau35.htm Lưu trữ 2017-09-24 tại Wayback Machine
  1. ^ Official dissolution of the Wehrmacht began with the German Instrument of Surrender of ngày 8 tháng 5 năm 1945. Reasserted in Proclamation No. 2 of the Allied Control Council on ngày 20 tháng 9 năm 1945 the dissolution was officially declared by Law No. 34 of ngày 20 tháng 8 năm 1946.[1][2]
  2. ^ Ghép từ hai từ tiếng Đức: wehren, "bảo vệ" và Macht, "sức mạnh" hay "lực lượng". Xem mục từ trên Wiktionary để biết thêm thông tin.
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy